Ảnh hƣởng của vật liệuche phủ đến chiều cao phân cành cấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)

- Chỉ tiêu độ hoai mục

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.5. Ảnh hƣởng của vật liệuche phủ đến chiều cao phân cành cấp

Theo dõi chiều cao phân cành của các công thức chúng tôi thu được bảng kết quả sau.

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao phân cành cấp 1 cây chè

CT Chiều cao phân cành (cm) % so ĐC

Đối chứng 18.46 100.00 Tế 15.63 84.66 Cốt khí 16.03 86.83 Cỏ tổng hợp 16.27 88.13 Ghine 15.36 83.20 rơm 16.76 90.79 LSD 0.84 CV% 10.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chiều cao phân cành cấp 1 được tình từ cổ rễ tới cành cấp 1 đầu tiên. Chiều cao phân cành cấp 1 chịu ảnh hưởng của giống, biện pháp chăm sóc cũng như mật độ, kỹ thuật trồng... Chiều cao phân cành ảnh hưởng đến số cành, khả năng tạo hình tạo tán khi nương chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Chiều cao phân cành càng thấp, bộ khung tán càng vững chắc, là cơ sở để cho năng suất nương chè cao

Qua bảng 4.14 LSD = 0.84 có thể khẳng định chiều cao phân cành cấp 1 của các công thức là khác nhau. Đặc biệt khác biệt so với công thức đối chứng. Công thức đối chứng các cây phân cành ở độ cao 18.46 cm. Trong khi đó với công thúc che phủ rơm chiều cao phân cành giảm còn 16.76cm và công thức cỏ dại tổng hợp đạt 16.27cm. Công thức phủ cốt khí cao phân cảnh cấp 1 đạt 16.03. Thấp nhất là chiều cao phân cành của công thức tủ tế 15.63 và cỏ ghine 15.36.

Với biện pháp che phủ cỏ ghine và tế, chiều cao phân cành của cây chè giảm bằng 83-84% so với công thức đối chứng. Tiếp đến là công thức che phủ bằng cốt khí 86.83%. Thứ 4 là công thức che phủ bằng cỏ dại tổng hợp 16.27 và thấp nhất là che phủ bằng rơm 90.79%. Như vậy với biện pháp che phủ, chiều cao phân cành cấp 1 có thể giảm đến 16.8% đến 9.3% so với công thức đối chứng. Điều này giúp cây chè phát triển số cành cấp 1, cấp 2 nhiều hơn so với canh tác không che phủ. Cùng với đó là sự phát triển bộ khung tán, là cơ sở cho nâng cao năng suất.

4.3.6. Ảnh hƣởng của vật liệu che phủ đến số cành cấp 2

Cành cấp 2 là các cành mọc ra từ cành cấp 1 của cây chè. Từ thân chính mọc ra cành cấp 1 rồi hình thành phát triển các cành cấp 2. Số cành cấp 2 quyết định đến sự phát triển của bộ khung, tán chè. Ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ búp. Nếu thân cây chè sinh trưởng kém, số cành cấp 2 ít giảm số búp trên cây, giảm diện tích tán ảnh hưởng xấu tới năng suất. Nếu thân cây chè sinh trưởng mạnh, nhiều cành cấp 1, cấp 2 tạo bộ tán rộng và dày sẽ cho năng suất cao khi nương chè bước vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giai đoạn kinh doanh. Theo dõi sự ảnh hưởng của các công thức che phủ khác nhau đến số cành cấp 2 chúng tôi thu được kết quả trong bảng dưới sau.

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến số cành cấp 2 cây chè

CT Lần đo 1 % so ĐC Lần đo 2 % so ĐC Đối chứng 2.72 100.00 8.59 100.00 Tế 5.15 189.33 13.48 156.92 Cốt khí 4.74 174.26 12.68 147.61 Cỏ tổng hợp 3.25 119.48 11.21 130.50 Ghine 5.46 200.73 15.26 177.64 rơm 4.33 159.19 12.08 140.62 LSD 0.73 0.76 CV% 12.6 10.7

Kết quả bảng trên với LSD (0.76) khẳng định số lượng cành cấp 2 ở các công thức khác nhau là khác nhau. Đặc biệt khác so với công thức đối chứng. Số cành cấp 2 cao nhất ở công thức che phủ bằng cỏ ghine và tế (gấp 156-177% so với công thức đối chứng), tiếp theo là cốt khí 147%, rơm 140%, cuối cùng là cỏ tổng hợp 130%. Như vậy với biện pháp che phủ gốc cây chè, số cành cấp 2 của các công thức có thể gấp 130 – 177% so với không che phủ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)