Ảnh hƣởng của vật liệuche phủ đến sâu bệnh hại chè 1 Rầy Xanh (Empoasca flavescens Fabr)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

- Chỉ tiêu độ hoai mục

4.5.Ảnh hƣởng của vật liệuche phủ đến sâu bệnh hại chè 1 Rầy Xanh (Empoasca flavescens Fabr)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.Ảnh hƣởng của vật liệuche phủ đến sâu bệnh hại chè 1 Rầy Xanh (Empoasca flavescens Fabr)

4.5.1. Rầy Xanh (Empoasca flavescens Fabr)

Đặc điểm sinh vật học: Rầy xanh là một loại sâu hại búp chè quan trọng hiện nay, rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân chính và gân phụ của lá non gây nên những chấm nhỏ như kim châm làm cho những mầm non, lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp bị ngừng trệ, lá vàng, nếu gặp thời tiết khô nóng sẽ bị khô, phần còn lại cằn cỗi, lá bị nhẹ biến thành mầu hồng tím.Rầy trưởng thành có thân dài 2,5-4 mm, có mầu xanh lá mạ, đầu hoi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có một đường vân tắng và hai bên có chấm đen nhỏ, cánh trong mờ, mầu xanh lục.Trứng hình hơi cong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dạng quả chuối tiêu dài 0,8 mm. trứng mới đẻ có mầu trắng sữa, sắp nở có mầu lục nhạt hay hơi nâu, rầy non có hình dạnh tương tự rầy trưởng thành (không có cánh) qua 4 lần lột xác thành rầy trưởng thành.

Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần lớn nằm trong tán lá chè, mặt dưới lá để hút nhựa, rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang. Khi lại gần rầy xanh nấp dưới lá hoặc phía bên kia của búp chè. Rầy trưởng thành đẻ trứng rải rác vào mô non cọng búp và gân chính của lá chè, một búp chè thường có từ 2-3 trứng, có khi 6-8 trứng, sau 5-8 ngày nở ra rầy non. Thời gian phát dục của rầy non thay đổi theo thời tiết : mùa xuân 9-10 ngày, mùa hè thu 7-8 ngày, mùa đông 14-16 ngày, rầy trưởng thành sống từ 9-21 ngày. Con cái đẻ trung bình 30 quả, mỗi năm có khoảng 14 lứa.

Kết quả điều tra rầy xanh:

Bảng 4.20: Diễn biến mật độ rầy xanh ở các công thức

Tháng CT 1 2 3 4 5 6 7 8 TB Đ/c 5.77 6.64 6.55 5.89 4.64 4.57 3.98 3.98 5.25 Tế 3.45 3.82 5.23 3.80 3.77 3.93 3.82 2.52 3.79 Cốt Khí 3.72 3.64 4.11 6.25 4.62 3.54 3.85 3.77 4.18 Tổng hợp 3.98 3.98 4.41 6.48 5.07 3.80 4.16 3.82 4.46 Cỏ ghine 7.11 7.11 6.64 5.18 5.34 5.45 3.93 5.02 5.72 Rơm 2.52 2.52 5.50 5.05 3.57 3.00 2.52 4.86 3.69 LSD 1.02 CV% 14.6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả bảng 4.20 ta thấy rằng với LSD bằng 1.02 mật độ rầy xanh ở các công thức có sự khác biệt rõ rệt, tỷ lệ trung bình cao nhất công thức phủ cỏ Ghine là 5,72con/khay (mật độ rầy xanh dao động từ 3,93 con – 7,11 con). Cao thứ hai là công thức đối chứng (không che phủ) là 5,25 con/khay (dao động từ 3,98 con – 6,64 con). Cao thứ 3 là công thức phủ cây cốt khí với mật độ rầy trung bình 4.18 con. Thứ tư là công thức phủ tổng hợp 4,46 con/khay (dao động từ 3,80 con- 6,48 con) , tiếp đến là công thức phủ tế 3,80 con/khay (dao động từ 2,52 con – 5,23 con) và thấp nhất là ở công thức che phủ Rơm 3,69 con/khay (rầy xanh dao động từ 2,52 con – 5,50 con).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)