Nhện Đỏ: (Metatetranychus bioculatus Wood)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

- Chỉ tiêu độ hoai mục

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5.4. Nhện Đỏ: (Metatetranychus bioculatus Wood)

Đặc điểm sinh vật học: Trên chè có 5 loại nhện gây hại, xong đáng chú ý nhất là nhện đỏ nâu, những năm thời tiết khô hạn nhện đỏ nâu gây hại một cách đáng kể. Chúng dùng miệng hình kim cắm vào biểu bì của lá chè hút nhựa. Mầu đỏ nâu, dài 0,29-0,44 mm, chiều rộng 0,11-0,24mm, nhện cái to hơn nhện đực, trứng hình cầu dẹt ở giữa có chiếc lông cong. Nhện hại chủ yếu ở mặt trên của lá bánh tẻ, lá già làm cho lá bị hại có mầu hung đồng, khi bị hại nặng cây chè ngừng phát triển, lá bị rụng, lúc đó nhện di chuyển lên phần ngọn cành chè. Nhện sống tập trung ở chóp và dọc theo gân chính của lá chè. Nhện chằng ở mặt trên lá một lớp tơ rất mỏng và dễ nhận biết khi mạng nhện này bị ướt sưng vào buổi sáng sớm. Trong năm nhện đỏ nâu gây hại nặng vào tháng 2-5 và tháng 9-11, song nếu bị hạn cũng có thể gây hại vào tháng 6-7. Người ta thường quan sát triệu chứng gây hại của nhện để biết các loại nhện phát sinh gây hại. Nhện sau khi hoá trưởng thành 2-3 ngày bắt đầu đẻ trứng, trứng đẻ ri rác trên bề mặt của lá, nằm lẫn trong đám nhện. Trứng mới đẻ có mầu hồng nhạt sau chuyển thành mầu nâu đỏ, lúc sắp nở có mầu nâu sẫm, nhện non mới nở có mầu hồng nhạt. Sau lần lột xác đầu tiên thành tiền trưởng thành 1, nhện tiền trưởng thành 1 thường ít di động, thường nằm dọc theo gân lá để hút nhựa, sau 4-6 ngày nhện lột xác lần 2 thành tiền trưởng thành 2. Vòng đời của nhện đỏ nâu hại chè ở điều kiện ẩm độ 85% với nhiệt độ dưới 30o

C thích hợp cho nhện đỏ nâu sinh trưởng và phát triển. Thời gian sống của nhện đỏ nâu trong điều kiện nhiệt độ thấp thường kéo dài hơn trong diều kiên nhiệt độ cao.

Theo dõi diễn biến mật độ nhện đỏ ở các công thức chúng tôi thu được kết quả bảng số liệu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.23: Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các công thức

Tháng CT 1 2 3 4 5 6 7 8 TB % so ĐC Đ/c 2.57 3.21 4.08 4.07 4.18 2.26 3.23 3.23 3.35 100.00 Tế 1.59 2.02 2.36 1.90 2.99 1.84 2.66 2.08 2.18 65.07 Cốt Khí 2.82 3.31 4.32 4.28 4.23 2.26 3.51 3.4 3.51 104.77 Tổng hợp 4.63 4.63 5.82 5.14 6.74 5.90 6.29 4.87 5.55 165.67 Cỏ ghine 3.28 3.71 4.56 4.94 4.02 4.41 5.69 3.19 4.22 125.9 Rơm 1.59 2.41 3.26 4.18 3.99 4.39 2.01 1.58 2.92 87.16 LSD 1.2 CV% 12.6

Kết quả theo dõi bảng 4.23 với LSD bằng 0.8 cho thấy mật độ bọ nhện đỏ ở các lần đo của các công thức có sự khác nhau đáng kể, tỷ lệ trung bình cao nhất công thức công thức phủ cỏ dại tổng hợp 5,55 con (dao động từ 4,63 con – 6,74 con) gấp 165% so với công thức đối chứng. Cao thứ hai là công thức phủ cỏ ghine 4,22 con (dao động từ 3,19 con – 5,69 con) gấp 125% so với công thức đối chứng. Thứ ba là công thức che phủ cây cốt khí là 3,51 con (dao động từ 2,26 – 4,32 con), thứ tư là công thức đối chứng 3.25 con (dao động từ 2.26 con – 4,18 con). Với công thức che phủ rơm trung bình mật độ nhện đỏ là 2.92 bằng 97% so với công thức đối chứng. Và thấp nhất là ở công thức che phủ Tế 2,18 con (dao động từ 1,59 con – 2,99 con) bằng 65% so với công thức đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)