Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ tiêu Chỉ tiêu về chất lƣợng đất:

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)

Phần III NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ tiêu Chỉ tiêu về chất lƣợng đất:

Chỉ tiêu về chất lƣợng đất:

Mỗi tháng lấy mẫu 1 lần, lấy vào những ngày khô ráo (sau ngày mưa ít nhất 7 ngày). Lấy mẫu tại 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm. Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm cho vào các hộp nhôm đường kính 4 - 5 cm, chiều cao 3 cm

Ẩm độ đất bằng cách cân khối lượng đất tươi được khối lượng M1 sau đó đem sấy khô cho đến khi trọng lượng không đổi M2 rồi tính ẩm độ theo công thức:

Ẩm độ đất ở từng độ sâu H (%) = (M1 – M2)/M2 x 100

Trog đó: M1: Khối lượng đất trước khi sấy (g)

M2: Khối lượng đất sau khi đã sấy khô kiệt (g) H: Ẩm độ đất (%)

phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng đất:

Chỉ tiêu Phƣơng pháp phân tích

pHKCl pH mÐt

OM (%) Phương pháp Walkey - Black

N tổng số (%) Phương pháp Kjeldahl P2O5 tổng số (%) So màu trên máy K2O tổng số (%) Phương pháp quang kế P2O5 dễ tiêu (mg/100g) Phương pháp Oniani K2O dễ tiêu (mg/100g) Phương pháp quang kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự xói mòn đất:

Tại mỗi công thức, đào hố hứng lượng đất xói mòn của bề mặt ô thí nghiệm. Bên trong hố lót bằng nilon có châm lỗ. Cân lượng đất xói mòn vào thời điểm giữa và cuối năm để xác định lượng đất xói mòn

Chỉ tiêu về độ xốp đất: Tính theo công thức:

Tỷ trọng đất (g/cm3) - Dung trọng đất (g/cm3) Độ xốp (%) = --- x 100

Tỷ trọng đất (g/cm3)

Tỷ trọng là trọng lượng đất (tính bằng gam) của một đơn vị thể tích đất (cm3), đất ở trạng thái khô kiệt và xếp sít vào nhau (ký hiệu là D - đơn vị là g/cm3

). Dung trọng đất là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất khô kiệt ở trạng thái tự nhiên, đơn vị là g/cm3

hoặc tấn/m3 (ký hiệu là d).

Chỉ tiêu sinh trƣởng năng suất và chất lƣợng của cây chè:

Chọn 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm. mỗi điểm đo các cây trên hàng chè dài 2m, đo 6 cây.

+ Chiều cao cây (cm/cây).

Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 6 cây. Dùng một khung vuông có kích thước bằng diện tích tán chè đặt trên mặt tán thăng bằng song song với mặt đất, chiều cao cây đo từ mặt đất đã cố định đến đỉnh sinh trưởng (thân chính). Chiều cao cây là trung bình của những lần do. Thời gian đo: Định kỳ theo dõi 1 tháng/lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tháng) Thời gian đo: Định kỳ theo dõi 1 tháng/lần

Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Chiều cao cây là trung bình của các lần đo.

Tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) = T2 - T1

30 Trong đó: T1: Chiều cao cây đo lần 1 (cm) T2: Chiều cao cây đo lần 2 (cm) + Tỷ lệ sống của nương chè:

Theo dõi số cây phải trồng dặm của mỗi công thức thí nghiệm ở mỗi lần nhắc sau lần trồng dặm thứ nhất sau khi trồng 15 ngày và lần trồng dặm thứ 2 sau trồng 30 ngày. Tính tỷ lệ sống của nương chè theo công thức

+ Đường kính gốc chè (mm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 6 cây. Dùng thức kẹp banme đo tăng trưởng đường kính gốc cây chè. Đo ở vị trí cách mặt đất 2cm. Thời gian đo: Định kỳ theo dõi 1 tháng/lần.

+ Số cành cấp 1

Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 6 cây. Thời gian đo: Định kỳ theo dõi 1 tháng/lần. Ở mỗi cây tiến hành đếm số cành cấp 1. Là các cành mọc ra từ thân chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Chiều cao phân cành cấp 1 (mm):

Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 6 cây. Thời gian đo: Định kỳ theo dõi 1 tháng/lần. Dùng thước đo chiều cao phân cành của cây chè. Là chiều cao tính từ mặt đất lên cành cấp 1 đầu tiên. + Số cành cấp 2

Chọn những cây chè đại diện cho ô thí nghiệm, mỗi lần nhắc lại của 1 công thức đo 6 cây. Thời gian đo: Định kỳ theo dõi 1 tháng/lần. Ở mỗi cây tiến hành đếm số cành cấp 2. Là các cành mọc ra từ cành cấp 1.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

+ Trọng lượng búp (g):

Mỗi công thức thí nghiệm ở mỗi lần nhắc lấy 100 búp bảo quản trong túi nilon đưa về phòng. Trộn đều mẫu ở các lần nhắc lại với nhau sau đó đếm tổng số búp trong 50g búp để tính khối lượng búp xô. Khối lượng búp trung bình là khối lượng bình quân của 3 lần nhắc.

+ Mật độ búp (búp/m2 ):

Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đặt trên tán chè đại diện cho ô thí nghiệm, đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi công thức nhắc lại 5 lần. Lấy trị số trung bình của từng công thức nhân với 16, ta có số liệu mật độ búp chè cho 1 m2

. + Chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm):

Đo từ nách lá thứ 3 đến đỉnh sinh trưởng. Mỗi lứa hái, chọn ngẫu nhiên 10 búp/ô x 3 lần nhắc/CT để đo, búp đủ 1 tôm 3 lá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo dõi diễn biến về sâu hại:

Mỗi ô thí nghiệm điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, định kì 10 ngày 1 lần.

+ Điều tra rầy xanh:

Trên mỗi ô chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 khay, dùng khay nhôm kích thước 35 x 25cm có tráng dầu hỏa, để nghiêng tán chè 45 ở rìa tán, đập mạnh 3 đập rồi đếm rầy trong khay và tính trung bình con trên khay theo công thức:

Mật độ rầy xanh (TB) = Tổng số rầy xanh / Tổng số khay

+ Điều tra bọ cánh tơ:

Trên mỗi ô chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 20 búp (1 tôm 2 – 3 lá) cho vào túi nilon đem về phòng đếm. Tính theo công thức:

Mật độ bọ cánh tơ (TB) = Tổng số bọ cánh tơ / Tổng số búp điều tra

+ Điều tra nhện đỏ:

Trên mỗi ô chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 10 lá cho vào túi ni lông đem về phòng đếm, đếm nhện đỏ dưới kính lúp. Tính theo công thức :

Mật độ nhện đỏ (TB) = Tổng số nhện đỏ / Tổng số lá + Điều tra bọ xít muỗi:

Trên mỗi ô điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm hái 20 búp mang về phòng tính tỷ lệ % búp bị hại. Tính theo công thức :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ hữu cơ tới sinh trưởng và năng suất chè giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)