Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tác động đến nền kinh tế việt nam hương trịnh thị lan (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam những năm đầu giải phóng tăng trưởng thấp, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% nhu cầu sử dụng. Thời kỳ này siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước ln tăng ở mức hai con số. Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn. Sau quyết định mở cửa nền kinh tế năm 1986, kinh tế dần phục hồi và

ngày càng phát triển. Năm 1988, nước ta nhập hơn 450.000 tấn gạo thì đến năm 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu gạo sang các nước khác.

GDP Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc. Nếu như giai đoạn 1976-1980, bình quân một năm tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%, thu nhập quốc dân tăng 0,4% thì sau đổi mới, GDP Việt Nam ln tăng trưởng vượt bậc với 7- 8%/năm.

Năm 2007, với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng 9%). Cũng trong năm này, kinh tế Việt Nam đạt nhiều thành tựu nổi bật. Năm 2007, Việt Nam thực hiện quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ. Do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá. Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO.

Ngoài ra, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục. Tổng số vốn FDI năm 2007 đạt mức gần bằng vốn đầu tư của 5 năm 1991 - 1995 là 17 tỉ USD và vượt qua năm cao nhất 1996 là 10,1 tỉ USD. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào dịch vụ 63,7% và công nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệp thủy sản 1,3%.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng trải qua nhiều khó khăn. Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra và nhập siêu lớn. Năm 2007, nhập siêu ước lên tới trên 13,1 tỉ USD, bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ giải ngân vốn ODA tuy có tiến bộ, nhưng vẫn chậm so với yêu cầu. Trong 2 năm 2006 - 2007 cả nước mới

giải ngân đươc 3,9 tỉ USD, tương đương 32% tổng vốn ODA dự kiến giải ngân thời kỳ 2006 - 2010.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tác động đến nền kinh tế việt nam hương trịnh thị lan (Trang 26 - 28)