Tác động của cuộc khủng hoảng nên nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tác động đến nền kinh tế việt nam hương trịnh thị lan (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

2. Tác động của cuộc khủng hoảng nên nền kinh tế Việt Nam

2.1 Tác động tích cực

Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội trong thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có mơi trường chính trị và kinh doanh ổn định, Việt Nam có những lợi thế về điều này.

Thứ hai, nước ta tranh thủ được cơ hội tăng xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Ngồi ra, Việt Nam cũng tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện đại mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế đi xuống. 2.2 Tác động tiêu cực

- Đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất khẩu chịu ảnh hưởng rõ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩ u. Tuy nhiên, những thị trường này đang bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buột bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu … ảnh hưởng đến sản phẩm của Việt nam. Theo Tổng cục Hải quan, giá xuất khẩu bình quân một số mặt hàng chủ lực như dầu, cao su, gạo, cà phê, hạt điều, đậu đều đi xuống; nhiều đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật như dệt may, tiêu, điều, gỗ giảm 20 - 30%; việc ký kết hợp đồng xuất khẩu mới gặp khó khăn; nhiều hợp đồng xuất khẩu bị hoãn hoặc lùi sang năm 2009. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu năm 2009 cho thấy một số dấu hiệu tích cực nhưng về bản chất việc cải thiện này chỉ là vẻ bên ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do xuất khẩu vàng.

Nhập khẩu cũng chịu tác động của khủng hoảng do Việt Nam phải nhập từ 70 - 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Xuất khẩu giảm

kéo theo nhập khẩu giảm, suy thối kinh tế tồn cầu làm cho giá yếu tố đầu vào như dầu mỏ, các sản phẩm hóa dầu, phôi thép và thép xây dựng, các thiết bị công nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm. Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng...

- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)

Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại, trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỷ USD).Chi phí huy động vốn tồn cầu ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng. Do bản thân các cơng ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia với hoạt động toàn cầu. Hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI chậm lại đáng kể.

Khủng hoảng ở Mỹ khơng có tác động lớn đến Việt Nam do dòng vốn đầu tư vào Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… Mỹ chỉ đứng thứ 11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỷ USD. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã khơng chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã lan sang các nước phát triển khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, cũng chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng. Việc huy động vốn trên thế giới gặp nhiều khó khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là các nhà đầu tư hạn chế tăng thêm đầu tư mới và thực hiện các dự án đã cam kết. Đã có trường hợp một số cơng

ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các chi nhánh tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về để tháo gỡ khó khăn cho các cơng ty mẹ.

- Đối với thị trường tài chính

Về thị trường chứng khốn, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. VN-index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới 350 điểm. Việc nhà đầu tư nước ngồi có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước. Tác động tâm lý của khủng hoảng tài chính tồn cầu đến các TTCK tồn cầu, biểu hiện qua VN - Index liên tục dò đáy mới và giảm xuống mức kỷ lục xuống 252,57 điểm vào ngày 24/02/2009. Nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống và có sự thay đổi mạnh và nhanh trong chính sách tiền tệ như lạm phát tăng, Nhà nước thắt chặt tiền tệ, thâm hụt thương mại ngày càng nghiêm trọng, dự trữ giảm sút.

- Đối với kiều hối

Kiều hối là một nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam. Kiều hối vào Việt Nam gồm hai nguồn chính: Chuyển tiền của lao động xuất khẩu, lưu học sinh làm việc và học tập tại nước ngoài và chuyển tiền của thân nhân người Việt ở nước ngoài. Nguồn kiều hối vào năm 2009 giảm vì thị trường lao động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Nhiều lao động phải quay trở về nước do khơng có việc làm. Ngồi ra, bản thân thân nhân người Việt ở nước ngoài cũng bị giảm thu nhập do khủng hoảng tài chính. Hơn nữa, nguồn kiều hối vào ngồi việc hỗ trợ thân nhân còn đầu tư vào hoạt động sản xuất, chứng khoán và bất động sản. Ðây là những lĩnh vực hiện thời đang có lợi suất sinh lợi giảm nên khơng cịn thu hút nguồn kiều hối vào như trước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tác động đến nền kinh tế việt nam hương trịnh thị lan (Trang 28 - 31)