CHƯƠNG 2 : Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
4. Bài học cho Việt Nam
Thứ nhất , tự do hóa, mở cửa thị trường tài chính để tạo ra một thị trường tài chính
năng động, qua đó thu hút vốn đầu tư là cần thiết. Nhưng tự do hóa phải trên cơ sở luật pháp và giám sát chặt chẽ của nhà nước. Khẩu hiệu "Hãy để mọi thứ cho thị trường tự do điều tiết, chính phủ càng can thiệp ít vào hoạt động của thị trường càng là một chính phủ tốt" qua cuộc khủng hoảng này cho thấy nó đã lỗi thời.
Thứ hai, hãy thận trọng khi đưa vào giao dịch các công cụ phái sinh khi chưa được
luật pháp hóa, vì đó là những cơng cụ mang nặng tính đầu cơ. Hoạt động đầu cơ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi luật chưa có, hoặc luật chưa chuẩn và giám sát thị trường khơng tốt, thì giao dịch các cơng cụ phái sinh sẽ phát sinh tiêu cực.
Ba là, tách bạch người quản trị và người điều hành công ty. Tăng quyền hạn, trong
đó đặc biệt quan tâm quyền giám sát điều hành của những người chủ vốn (đại diện là hội đồng quản trị) đối với ban điều hành, và xác định rõ trách nhiệm của người điều hành trong công ty cổ phần, kể cả công ty niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết.
Bốn là, thông tin và sự minh bạch về tài chính, nhân sự của các tổ chức niêm yết,
ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải được quan tâm đặc biệt, để qua đó Nhà nước và công chúng đầu tư thực hiện được sự giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm.
Thứ năm, cần phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với các chính sách phát triển các
vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế ưu tiên, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chiến lược phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giữ vững được nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Kết Luận
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 bắt nguồn từ sự đổ vỡ các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ đã nhanh chóng lan truyền sang các tổ chức tài chính và nhóm tài sản khác, lan tỏa và phủ bóng đen lên hầu hết các quốc gia. Đây được coi là đợt suy thoái kinh tế kéo dài và nghiêm trọng nhất kể từ “đại khủng hoảng” thập niên 1930. Những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây: Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG… lần lượt bị trục trặc, các ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ cũng nhanh chóng rơi vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng. Thanh khoản cạn kiệt, lãi suất tăng cao, tâm lý lo sợ hạn chế tiêu dùng của người dân kéo theo tình trạng khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, khiến khủng hoảng từng bước lan rộng từ thị trường tài chính sang thị trường sản xuất, kéo theo tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu.
Không chỉ kéo lùi sự phát triển của đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ, cơn lốc tài chính này cịn kéo theo vịng xốy khủng hoảng nợ cơng, bắt đầu từ Hy Lạp, mở đầu cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Hàng loạt quốc gia như Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha… rơi vào tình trạng nợ nần, đình đốn, tăng trưởng suy giảm ở hầu hết các nền kinh tế.
Khủng hoảng tài chính 2008 như một cơn lốc xoáy mạnh mẽ để lại nhiều dư chấn nặng nề. Ngoài những nguyên nhân bề nổi như việc lạm dụng địn bẩy tài chính, cấp tín dụng dưới chuẩn tràn lan, sử dụng quá nhiều cơng cụ tài chính rắc rối hay bong bóng tài chính, bất động sản, sự kém hiệu quả trong vận hành của cơ chế và bộ máy giám sát cũng như công cụ quản trị rủi ro của các thành viên tham gia thị trường cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống tài chính. Điều này khiến cả thế giới thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của NHTW các nước trước, trong và sau khủng hoảng.
Tài liệu tham khảo
Giáo Trình Tài Chính Quốc Tế, PGS-TS Nguyễn Văn Tiến, Nxb Thống kê Giáo Trình kinh tế vĩ mơ, TS Hồng Xn Bình, NXB Khoa học và kỹ thuật Tổng cục thống kê Việt Nam https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/khoi-phuc-he- thong-ngan-hang-sau-khung-hoang-kinh-nghiem-tu-my-66339.html http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/khung-hoang-va-suy-thoai-kinh-te-thay- doi-cach-tiep-can-ve-vai-tro-cua-ngan-hang-trung-uong-2/ http://agro.gov.vn/vn/tID7107_Tong-quan-kinh-te-Viet-Nam-nam-2007-va-trien- vong-nam-2008.html http://agro.gov.vn/vn/tID22923_Khung-hoang-toan-cau-anh-huong-kinh-te-viet- nam-thuc-trang-va-giai-phap.html http://vneconomy.vn/tai-chinh/anh-huong-khung-hoang-tai-chinh-den-viet-nam- duoc-va-mat-20081016011018103.htm https://news.zing.vn/kinh-te-viet-nam-chuyen-minh-ra-sao-post742073.html