CHƯƠNG 2 : Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
3. Các chính sác NHTW đã sử dụng để khắc phục khủng hoảng
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu, bắt nguồn từ Hoa Kỳ sau đó lan rộng ra các quốc gia khác. Giá hàng hóa thế giới “leo thang”, kinh tế các nước như Hoa Kỳ, Anh, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc giảm sút gây ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam. Luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài giảm, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, GDP giảm tốc, lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán lao dốc, thị trường bất động sản trầm lắng.
Chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông
Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống cịn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng khiến tổng cầu suy giảm, dẫn đến tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ đạt 5,66%. Vì thế Chính phủ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 10/2008 đến tháng 10/2010 nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sau đó lại thắt chặt để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (bắt đầu tăng cao từ cuối năm 2010 và 2011). Từ tháng 3/2012 đến nay, chính sách tiền tệ được nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn tháng 10/2008 - 10/2010, chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc giảm các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu bắt đầu từ tháng 10/2008.
Theo đó,Lãi suất tái chiết khấu giảm nhiều lần từ 13% trong tháng 6/2008 xuống còn 6% trong tháng 12/2009 và giữ nguyên cho hết tháng 11/2010. Lãi suất tái cấp vốn cũng giảm nhiều lần, từ 15% trong tháng 6/2008 xuống còn 8% vào tháng 12/2009 và giữ nguyên đến hết tháng 12/2010. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng đã giảm từ 11% xuống 10% (ngày 05/11/2008), 8% (ngày 20/11/2008), 6% (ngày 05/12/2008), 5% (tháng 01/2009) và 3% (tháng 03/2009).
Năm 2009, Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế, trong đó có nội dung hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Cụ thể, ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thực hiện gói hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn trong thời hạn tối đa 8 tháng với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân từ 01/02/2009 đến 31/12/2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm. Ngày 04/4/2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 443/QĐ/TTg quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng với thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.
Cuối năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 12/12/2009 quy định hỗ trợ lãi suất 2% đối với khoản vay trung và dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh với thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, tập trung cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, hoạt động khoa học công nghệ, thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông, lâm và thủy sản, muối...
Tuy nhiên, trước sức ép lạm phát gia tăng từ năm 2010, Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2012 thông qua các biện pháp như: Tăng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, tăng cường hút ròng trên thị trường mở1, kiểm sốt tốc độ tăng
trưởng tín dụng qua cơng cụ hạn mức tín dụng khi ban hành Chỉ thị số 01/CT- NHNN ngày 01/3/2011 và Thông tư số 28/2011/TT-NHNN ngày 01/9/20112.
Đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng
Biểu đồ tăng trưởng GDP qua các năm
Nguồn : Tổng cục thống kê
Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,48% trong năm 2007, bước sang năm 2008, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm lại do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cùng với chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ nới lỏng từ tháng 10/2008 - 10/2010 cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích thích kinh tế năm 2009
đã góp phần đưa kinh tế Việt Nam vào chu kỳ phục hồi trong năm 2010 và 2011, với xuất khẩu tăng trưởng khá, thị trường bất động sản ấm lên, thị trường chứng khốn phục hồi. Nhìn chung, chính sách tiền tệ nới lỏng từ tháng 10/2008 và các chính sách hỗ trợ về lãi suất trong gói kích cầu của Chính phủ năm 2009 đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế khi đầu tư phục hồi, tăng trưởng GDP trong năm 2010, 2011 lần lượt đạt 6,78% và 5,89% (cao hơn các mức 6,23% và 5,32% của năm 2008 và 2009).
Tuy nhiên, chính sách kích thích kinh tế qua nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ lãi suất vẫn có một số hạn chế. Chính sách kích cầu của Chính phủ thơng qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất cả ngắn hạn và trung hạn trong năm 2009 có xu hướng chảy vào các kênh đầu cơ cùng với chính sách tiền tệ được nới lỏng ở mức độ cao đã đưa nền kinh tế đến một thời kỳ bất ổn vĩ mô mới khi tín dụng tăng trưởng trên 30% khiến cho lạm phát bắt đầu tăng cao ở mức hai con số trong năm 2010, 2011, VND mất giá đáng kể so với USD. Chính sách tiền tệ mở rộng cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu nền kinh tế của Chính phủ đã đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát lại chưa đạt được.
Từ tháng 3/2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã dần hồi phục, GDP năm sau cao tăng hơn năm trước, đặc biệt tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68% - mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm và lạm phát vẫn được kiểm sốt, kinh tế vĩ mơ ổn định. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 - 2015 đạt bình quân 13%/năm, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2010 - 2011, do dịng vốn tín dụng trong nền kinh tế được định hướng ưu tiên rõ nét hơn vào các lĩnh vực sản xuất, dòng vốn chảy vào các kênh đầu cơ như bất động sản được kiểm sốt. Điều này có thể lý giải một phần tại sao khi tổng cầu phục hồi, tăng trưởng kinh tế đạt khá trong bối cảnh chính sách tiền tệ dần được nới lỏng nhưng lạm phát vẫn được kiểm soát thấp hơn mục tiêu.