Giảm thải khí nhà kín hở Đức năm 2018 và mục tiêu giảm phát đến 2030

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh tế tuần hoàn mô hình thực tiễn của đức và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32)

Đơn vị: triệu tấn

Hạng mục Năm 1990 Năm 2018

(so sánh với năm 1990)

Năm 2030

(so sánh với năm 1990)

Năng lượng 466 311 [33%] 175-183 [61-62%] Các tòa nhà 210 117 [44%] 70-72 [66-67%] Giao thông vận tải 163 162 [0.6%] 95-98 [40-42%] Công nghiệp 284 196 [31%] 140-143 [49-51%] Nông nghiệp 90 70 [22%] 58-61 [31-34%] Các hạng mục khác 38 10 [74%] 5 [87%]

Tổng 1251 866 [31%] 543-562[55-56%]

Nguồn: BMU 2016/UBA 2019

Thực tế, lượng khí thải đến từ khu vực nông nghiệp là khá lớn, chiếm 21,6%, đồng thời hoạt động sử công nghiệp dụng năng lượng thải ra 62,5% tổng khí thải và 1,4% từ các quy trình cơng nghiệp. Năm 2016, phần tram lượng khí thải từ khu vực cơng nghiệp, năng lượng, quy trình cơng nghiệp tương ứng là 7,1% ; 84,1% và 7,5%. Từ năm 1990 đến 2018, hầu hết các nguồn phát thải chính của Đức đều đạt được mức giảm, dựa theo bảng dưới đây. Duy nhất có lĩnh vực giao thơng chỉ giảm 0,6%. Do đó, thách thức bây giờ là giảm khí thải trong các lĩnh vực giao thơng

2.3.2.2. Phát triển nghành ô tô điện

Ngành ô tô điện phát triển đi kèm theo hệ lụy là doanh số xe hơi giảm. Cùng lúc đó, việc các cơng ty đang chi hàng tỷ đơ la vào các công nghệ mới như lái xe tự động và xe điện, chúng dễ lắp ráp hơn, cần ít cơng nhân hơn và ít phụ tùng hơn. Ngành sản xuất ô tô của Đức sẽ ở mức thấp trong 22 năm qua (vào năm 2019 và 2020). Cho đến nay, doanh số bán xe điện chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường ơ tơ nói chung, nhưng lại đang tăng trưởng nhanh. Nếu xu hướng tiếp tục, việc này sẽ gây ra rắc rối cho hàng trăm nhà cung cấp sản xuất các bộ phận cho động cơ. Ông Mattes, cựu giám đốc điều hành

của Ford tại Đức, ước tính rằng việc chuyển sang sử dụng ơ tơ điện có thể khiến 70.000 người mất việc làm ở Đức vào năm 2030.

Một điểm khó khăn nữa của Đức đó là nước này chưa thể sản xuất phần quan trọng nhất của chiếc ô tô điện đó chính là pin. Vì vậy, muốn phát triển ngành cơng nghiệp xe điện thì Đức phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Chuyên gia về pin như Martin Winter, giáo sư khoa học vật liệu, cho rằng phải mất rất nhiều nghiên cứu và tiền của mới có thể sản xuất được loại pin tương tự hoặc có sự khác biệt công nghệ lớn. Mặt khác, Thủ tướng Đức và chính phủ lo sợ ý tưởng về ngành cơng nghiệp quan trọng nhất của đất nước bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngồi. Đặc biệt là vì các nhà cung cấp không phải là các công ty từ Châu Âu, mà là từ Châu Á.

2.3.2.3. Rác thải và năng lượng tái tạo

Theo dữ liệu mới được công bố bởi Cơ quan Môi trường Liên bang (UBA), lượng bao bì được sử dụng ở Đức đạt mức kỷ lục 18,7 triệu tấn trong năm 2017. Con số này thể hiện mức tăng 3% so với năm trước và tương đương với 107 kg (236 pounds) / người trong các hộ gia đình. Với việc sử dụng bao bì của Đức tăng 23% kể từ năm 2000, chủ tịch UBA cho biết việc chuyển sang các vật liệu khác là "thường khơng đủ".

Hình 7: Số lượng bao bì được sử dụng ở Đức giai đoạn 2000 - 2017

Nguồn : Made for minds (2019)

Trong lĩnh vực năng lượng, Đức gặp vấn đề khi phải nhập khẩu quá nhiều năng lượng. Khoảng 70% nhu cầu năng lượng của đất nước phải được đáp ứng bằng nhập khẩu. Phần lớn lượng tiêu thụ dầu, khí đốt và than cứng đến từ các nguồn bên ngoài nước Đức. Dưới đây là bảng phụ thuộc nhập khẩu năng lượng của Đức (năm 2017).

Nguồn : AGEB (2018)

Tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở Đức khá đa dạng. Dầu vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất, tiếp theo là khí tự nhiên, năng lượng tái tạo, than bùn, than cứng và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, khi nhìn vào sản xuất năng lượng, rõ ràng có thể thấy: than vẫn đóng vai trị chính. Theo dữ liệu bảng dưới đây, năng lượng được tiêu thụ chính vẫn là dầu. Trong khi đó, tỷ lệ sản xuất điện lưới của năng lượng tái tạo chiếm tới 34,4% thì lượng tiêu thụ năng lượng của nó mới chỉ là 13,1%. (theo dữ liệu Hình 9 dưới đây)

Hình 9: Các thành phần năng lượng ở Đức năm 2007

Nguồn: Arbeitsgemeinschaft Energiebilanzen (2018)

2.3.2.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn

Giảm thải carbon

Nguyên nhân của việc Đức gặp các rào cản lớn trong việc giảm thải carbon đến từ việc phụ thuộc vào ngành khai thác than. Nếu Đức thực hiện cam kết trong Thỏa thuận khí hậu Paris để giảm khí thải carbon ít nhất 55% vào năm 2030 và 80-95% vào năm 2050 so với các mức vào thập niên 1990, nước này phải giải quyết các tác động kinh tế và xã hội đối với 22.500 người có việc làm phụ thuộc vào ngành than khi họ mất kế sinh nhai. Đó là chưa kể hàng chục ngàn công việc gián tiếp khác. (Chánh Tài. 2018). Cũng chính vì vậy mà nước này phải đối diện với sự phản đối của phe cực hữu ở các vùng miền đơng nước Đức, nơi có nhiều việc làm trong ngành than sẽ mất mát. Đây là các bang có nền kinh tế yếu kém nhất nước Đức nên những vấn đề liên quan đến việc làm khá nhạy cảm, địi hỏi Đức phải có những bước đi dài hạn để có thể tiến tới “cai” than nâu - loại nhiên liệu rắn dồi dào và quan trọng nhất nước này.

Sau nhiều năm suy giảm thì năm 2015, lượng khí thải carbon của Đức đã tăng nhẹ mà nguyên nhân đến từ việc nước này đã sản xuất ra một lượng điện năng nhiều hơn cần thiết. Điều này xảy ra ngay cả khi năng lượng tái tạo có thể cung cấp đủ gần như tất cả lượng điện năng trên lưới điện thì sự khơng ổn định của nguồn điện này khiến Đức vẫn phải duy trì các nhà máy điện khác hoạt động. Và ở Đức, khi đang trong quá trình giảm bớt nhà máy điện hạt nhân thì các nhà máy điện chính khác vẫn chạy bằng than. (Tuấn

Hải. 2016)

Một ủy ban độc lập gồm các chuyên gia giúp việc cho Bộ trưởng Bộ kinh tế và năng lượng Đức cho rằng mục tiêu 40% dường như sẽ không đạt được vào năm 2020. Nguyên nhân đến từ các nhà máy nhiệt điện đã không dễ dàng trong giảm công suất phát để thích ứng với sự dư thừa trên lưới điện khiến những ngày nắng to hay gió lớn thì có q nhiều năng lượng dư thừa và giá điện giảm về âm – hay nói một cách khác, các nhà máy điện đã phải trả tiền cho người tiêu dùng để tiêu thụ hộ điện năng.

Ngành công nghiệp

Khác với các nước đang phát triển, việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo tại các nước cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các cơng nghệ năng lượng thông thường. Sự tồn tại của các tập đoàn năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của câu hỏi. Trong mối quan hệ này cũng là câu hỏi của việc tạo việc làm mới trong lĩnh vực sinh thái cũng như trong lĩnh vực các công nghệ mới. (Hương

Giang, 2018)

Với hệ thống cung cấp điện đã ổn định tại các nước công nghiệp dựa trên một hạ tầng cơ sở tập trung với các nhà máy phát điện lớn và mạng lưới dẫn điện đường dài như Đức, việc cung cấp điện phi tập trung ngày một tăng từ các turbin gió hay panel quang điện đòi hỏi thay đổi hạ tầng cơ sở.

Xu hướng tăng trưởng của dòng xe điện sẽ khiến hàng trăm nhà cung ứng sẽ gặp rắc rối. Họ là những công ty tham gia sản xuất các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong. Hơn nữa, các hãng xe Đức lâu đời bị vướng mắc quá lâu vào những công nghệ cũ kỹ. Sự phát triển nhanh của xe điện với số lượng chi tiết ít hơn, địi hỏi hàm lượng con người ít hơn nhưng đồng thời với biên lợi nhuận thấp khiến nhiều hãng buộc phải sa thải lượng lớn lao động. (Mỹ Anh. 2020)

Vì vậy, giới cơng nhân nhà máy đã nổi dậy chống lại các chính sách sa thải. Hơn 46.000 cơng nhân làm việc theo giờ của GM đã tổ chức một cuộc đình cơng kéo dài 40 ngày vào mùa thu này. (Khả Hân. 2019). Sự kiện này đánh dấu khoảng thời gian dài nhất chống lại công ty trong gần nửa thế kỷ qua, chỉ nhằm mục tiêu thúc ép công ty phải mở cửa trở lại một trong 4 nhà máy tại Mỹ mà ban lãnh đạo đã lên kế hoạch đóng cửa từ một năm trước.

CHƯƠNG III. NHÌN NHẬN THÀNH TỰU CỦA ĐỨC VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở

VIỆT NAM

3.1 Tính cấp thiết phải phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Xem xét các động lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế tuần hoàn và động thời xác định những thách thức cần phải vượt qua để xác định những giải pháp phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của đất nước.

3.1.1 Động lực cho phát triển kinh tế tuần hoàn

3.1.1.1 Động lực kinh tế

Hiện nay, Việt Nam đang có tốc độ phát triển kinh tế mạnh trong khu vực và thế giới, việc áp dụng thành cơng nền kinh tế tuần hồn sẽ là đòn bẩy lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.

Tuy rằng, kinh tế tuần hồn có thể cịn là khái niệm khá mới mẻ, nhưng thực tế đã được thực hiện từ rất lâu đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trong khu vực nói chung. Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, cơ hội về phát triển bền vững mở ra cho các doanh nghiệp là rất lớn, ước tính đạt khoảng 12 tỉ USD/năm; trong đó, riêng cơ hội về kinh tế tuần hoàn là khoảng 4,5 tỉ USD/năm. (Quang Minh. 2019)

3.1.1.2 Xu hướng tất yếu toàn cầu

Hiện nay, các quốc gia đang theo đuổi 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và kinh tế tuần hoàn là bước đi mà các quốc gia đang triển khai và mở rộng. Trong năm 2018, Việt Nam đã xếp hạng 54/162 quốc gia lọt vào top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ thua Thái Lan trong ASEAN. (Kiều Linh. 2019) Như vậy, so với các nước có cùng trình độ phát triển, thì Việt Nam đang vượt lên trong cuộc "đua xanh". Chạy đua trên con đường phát triển bền vững bằng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp

Việt Nam bắt kịp với dịng phát triển kinh tế - xã hội trên tồn cầu và tăng lợi thế về năng lực cạnh tranh quốc tế.

3.1.2 Nguy cơ khi khơng nhanh chóng phát triển kinh tế tuần hoàn

3.1.2.1 Kinh tế

Việt Nam là một quốc gia nhỏ xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng chúng ta hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm. Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP. (Kiều Linh. 2019). Tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam. Có thể thấy rằng mức độ và tốc độ ô nhiễm môi trường của Việt Nam đang cảnh báo chúng ta về một nguy cơ cạn kiệt tài nguyên để khai thác cho những ngành công nghiệp phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên. Nếu chúng ta khơng nhanh chóng tiến hành các biện pháp chuyển đổi từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hồn”, nền kinh tế Việt Nam sẽ tụt lại phía sau so với thế giới do giảm năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững. Ngoài ra, kinh nghiệm vận dụng kinh tế tuần hồn quốc tế cho thấy nó đã giúp doanh nghiệp sử dụng ít chi phí hơn, làm giảm giá thành sản phẩm khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên rất nhiều. Sẽ là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi không được hỗ trợ vận dụng kinh tế tuần hoàn phù hợp với mơ hình sản xuất của mình

3.1.2.2 Mơi trường – Xã hội

Theo Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD), những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn trên thế giới; trong đó, các khu vực đơ thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ước có khoảng 80 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường mỗi ngày. Trong khi đó, Việt Nam phần lớn những bãi chôn lấp chưa được xếp vào loại bãi chơn lấp hợp vệ sinh.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường diễn ra càng ngày càng phức tạp, đặc biệt tình trạng ơ nhiễm khơng khí đã có những biến đổi xấu tới sức khỏe của người dân tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng gần đây. Thêm vào đó, các thói quen sinh hoạt của người tiêu dùng nếu khơng nhanh chóng thay đổi theo hướng bền vững sẽ là rào cản lớn trong hội nhập quốc tế.

3.2 Thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

3.2.1 Thuận lợi

Thứ nhất, về chiến lược phát triển và hệ thống chính trị, Việt Nam ta đang thực

hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu các chất gây hiệu ứng nhà kính, vì chúng được thu hồi gần như triệt để, không phát thải ra mơi trường. Việt Nam cũng đang duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Hệ thống chính trị ở nước ta về cơ bản là tương đối ổn định. Là một quốc gia đơn đảng, định hướng theo xã hội chủ nghĩa nên những chính sách của Nhà nước khơng gặp những trở ngại về mặt áp dụng chính sách như những đất nước đa đảng. Trường hợp của Đức đã cho thấy chính sách giảm thải carbon đã không thành công do sự phản đối của phe cực hữu.

Thứ hai, về nguồn vốn, các dòng FDI vào Việt Nam đã gia tăng mạnh - đặc biệt từ

khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hơn nữa, những dòng FDI này cũng luôn ở mức cao so với các nước ASEAN khác, trừ Singapore. Đáng chú ý là, FDI trong ngành chế biến, chế tạo năm 2015 chiếm gần 70% tổng nguồn FDI đổ vào Việt Nam, cao hơn nhiều so với Indonesia (40%) và Philippines (38%). Sử dụng nguồn vốn FDI hợp lí để áp dụng kinh tế tuần hồn trong ngành chế biến, chế tạo sẽ là lợi thế của nước ta hiện giờ.

Hình 10: Các dịng FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ ba, về nguồn nhân lực, Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với hơn 63

triệu người (chiếm 69,5% dân số) trong độ tuổi lao động, mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đơng. Thêm vào đó, năng suất lao động của người Việt Nam khơng ngừng tăng qua các năm. Tính theo giai đoạn, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006 – 2015 tăng 3,9%/năm. (Nguyễn Thu Thủy. 2019). Lợi thế trong nguồn nhân lực trẻ sẽ giúp chúng ta trong việc điều phối nhân lực vào các cơng đoạn mới của quy trình hoạt động khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Thứ tư, về khoa học công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục

tăng cao, năm 2019 đạt thứ hạng tốt nhất từ trước tới nay, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Số lượng cơng bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26%/năm, lĩnh vực tốn học và vật lý luôn đứng ở

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh tế tuần hoàn mô hình thực tiễn của đức và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)