Nguồn: Arbeitsgemeinschaft Energiebilanzen (2018)
2.3.2.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn
Giảm thải carbon
Nguyên nhân của việc Đức gặp các rào cản lớn trong việc giảm thải carbon đến từ việc phụ thuộc vào ngành khai thác than. Nếu Đức thực hiện cam kết trong Thỏa thuận khí hậu Paris để giảm khí thải carbon ít nhất 55% vào năm 2030 và 80-95% vào năm 2050 so với các mức vào thập niên 1990, nước này phải giải quyết các tác động kinh tế và xã hội đối với 22.500 người có việc làm phụ thuộc vào ngành than khi họ mất kế sinh nhai. Đó là chưa kể hàng chục ngàn cơng việc gián tiếp khác. (Chánh Tài. 2018). Cũng chính vì vậy mà nước này phải đối diện với sự phản đối của phe cực hữu ở các vùng miền đơng nước Đức, nơi có nhiều việc làm trong ngành than sẽ mất mát. Đây là các bang có nền kinh tế yếu kém nhất nước Đức nên những vấn đề liên quan đến việc làm khá nhạy cảm, địi hỏi Đức phải có những bước đi dài hạn để có thể tiến tới “cai” than nâu - loại nhiên liệu rắn dồi dào và quan trọng nhất nước này.
Sau nhiều năm suy giảm thì năm 2015, lượng khí thải carbon của Đức đã tăng nhẹ mà nguyên nhân đến từ việc nước này đã sản xuất ra một lượng điện năng nhiều hơn cần thiết. Điều này xảy ra ngay cả khi năng lượng tái tạo có thể cung cấp đủ gần như tất cả lượng điện năng trên lưới điện thì sự khơng ổn định của nguồn điện này khiến Đức vẫn phải duy trì các nhà máy điện khác hoạt động. Và ở Đức, khi đang trong quá trình giảm bớt nhà máy điện hạt nhân thì các nhà máy điện chính khác vẫn chạy bằng than. (Tuấn
Hải. 2016)
Một ủy ban độc lập gồm các chuyên gia giúp việc cho Bộ trưởng Bộ kinh tế và năng lượng Đức cho rằng mục tiêu 40% dường như sẽ không đạt được vào năm 2020. Nguyên nhân đến từ các nhà máy nhiệt điện đã không dễ dàng trong giảm cơng suất phát để thích ứng với sự dư thừa trên lưới điện khiến những ngày nắng to hay gió lớn thì có q nhiều năng lượng dư thừa và giá điện giảm về âm – hay nói một cách khác, các nhà máy điện đã phải trả tiền cho người tiêu dùng để tiêu thụ hộ điện năng.
Ngành công nghiệp
Khác với các nước đang phát triển, việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo tại các nước cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các cơng nghệ năng lượng thông thường. Sự tồn tại của các tập đồn năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của câu hỏi. Trong mối quan hệ này cũng là câu hỏi của việc tạo việc làm mới trong lĩnh vực sinh thái cũng như trong lĩnh vực các công nghệ mới. (Hương
Giang, 2018)
Với hệ thống cung cấp điện đã ổn định tại các nước công nghiệp dựa trên một hạ tầng cơ sở tập trung với các nhà máy phát điện lớn và mạng lưới dẫn điện đường dài như Đức, việc cung cấp điện phi tập trung ngày một tăng từ các turbin gió hay panel quang điện địi hỏi thay đổi hạ tầng cơ sở.
Xu hướng tăng trưởng của dòng xe điện sẽ khiến hàng trăm nhà cung ứng sẽ gặp rắc rối. Họ là những công ty tham gia sản xuất các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong. Hơn nữa, các hãng xe Đức lâu đời bị vướng mắc quá lâu vào những công nghệ cũ kỹ. Sự phát triển nhanh của xe điện với số lượng chi tiết ít hơn, địi hỏi hàm lượng con người ít hơn nhưng đồng thời với biên lợi nhuận thấp khiến nhiều hãng buộc phải sa thải lượng lớn lao động. (Mỹ Anh. 2020)
Vì vậy, giới cơng nhân nhà máy đã nổi dậy chống lại các chính sách sa thải. Hơn 46.000 công nhân làm việc theo giờ của GM đã tổ chức một cuộc đình cơng kéo dài 40 ngày vào mùa thu này. (Khả Hân. 2019). Sự kiện này đánh dấu khoảng thời gian dài nhất chống lại công ty trong gần nửa thế kỷ qua, chỉ nhằm mục tiêu thúc ép công ty phải mở cửa trở lại một trong 4 nhà máy tại Mỹ mà ban lãnh đạo đã lên kế hoạch đóng cửa từ một năm trước.
CHƯƠNG III. NHÌN NHẬN THÀNH TỰU CỦA ĐỨC VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HỒN Ở
VIỆT NAM
3.1 Tính cấp thiết phải phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Xem xét các động lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế tuần hoàn và động thời xác định những thách thức cần phải vượt qua để xác định những giải pháp phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của đất nước.
3.1.1 Động lực cho phát triển kinh tế tuần hoàn
3.1.1.1 Động lực kinh tế
Hiện nay, Việt Nam đang có tốc độ phát triển kinh tế mạnh trong khu vực và thế giới, việc áp dụng thành cơng nền kinh tế tuần hồn sẽ là đòn bẩy lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.
Tuy rằng, kinh tế tuần hồn có thể cịn là khái niệm khá mới mẻ, nhưng thực tế đã được thực hiện từ rất lâu đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trong khu vực nói chung. Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, cơ hội về phát triển bền vững mở ra cho các doanh nghiệp là rất lớn, ước tính đạt khoảng 12 tỉ USD/năm; trong đó, riêng cơ hội về kinh tế tuần hoàn là khoảng 4,5 tỉ USD/năm. (Quang Minh. 2019)
3.1.1.2 Xu hướng tất yếu toàn cầu
Hiện nay, các quốc gia đang theo đuổi 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và kinh tế tuần hoàn là bước đi mà các quốc gia đang triển khai và mở rộng. Trong năm 2018, Việt Nam đã xếp hạng 54/162 quốc gia lọt vào top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững và chỉ thua Thái Lan trong ASEAN. (Kiều Linh. 2019) Như vậy, so với các nước có cùng trình độ phát triển, thì Việt Nam đang vượt lên trong cuộc "đua xanh". Chạy đua trên con đường phát triển bền vững bằng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp
Việt Nam bắt kịp với dịng phát triển kinh tế - xã hội trên tồn cầu và tăng lợi thế về năng lực cạnh tranh quốc tế.
3.1.2 Nguy cơ khi khơng nhanh chóng phát triển kinh tế tuần hồn
3.1.2.1 Kinh tế
Việt Nam là một quốc gia nhỏ xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng chúng ta hiện đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm. Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013. Ơ nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP. (Kiều Linh. 2019). Tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ơ nhiễm và suy thối đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam. Có thể thấy rằng mức độ và tốc độ ơ nhiễm môi trường của Việt Nam đang cảnh báo chúng ta về một nguy cơ cạn kiệt tài nguyên để khai thác cho những ngành công nghiệp phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên. Nếu chúng ta khơng nhanh chóng tiến hành các biện pháp chuyển đổi từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hồn”, nền kinh tế Việt Nam sẽ tụt lại phía sau so với thế giới do giảm năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững. Ngoài ra, kinh nghiệm vận dụng kinh tế tuần hoàn quốc tế cho thấy nó đã giúp doanh nghiệp sử dụng ít chi phí hơn, làm giảm giá thành sản phẩm khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên rất nhiều. Sẽ là một bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi không được hỗ trợ vận dụng kinh tế tuần hồn phù hợp với mơ hình sản xuất của mình
3.1.2.2 Mơi trường – Xã hội
Theo Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD), những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn trên thế giới; trong đó, các khu vực đơ thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ước có khoảng 80 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường mỗi ngày. Trong khi đó, Việt Nam phần lớn những bãi chơn lấp chưa được xếp vào loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường diễn ra càng ngày càng phức tạp, đặc biệt tình trạng ơ nhiễm khơng khí đã có những biến đổi xấu tới sức khỏe của người dân tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng gần đây. Thêm vào đó, các thói quen sinh hoạt của người tiêu dùng nếu khơng nhanh chóng thay đổi theo hướng bền vững sẽ là rào cản lớn trong hội nhập quốc tế.
3.2 Thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế tuần hồn ở Việt Nam
3.2.1 Thuận lợi
Thứ nhất, về chiến lược phát triển và hệ thống chính trị, Việt Nam ta đang thực
hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu các chất gây hiệu ứng nhà kính, vì chúng được thu hồi gần như triệt để, không phát thải ra mơi trường. Việt Nam cũng đang duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Hệ thống chính trị ở nước ta về cơ bản là tương đối ổn định. Là một quốc gia đơn đảng, định hướng theo xã hội chủ nghĩa nên những chính sách của Nhà nước khơng gặp những trở ngại về mặt áp dụng chính sách như những đất nước đa đảng. Trường hợp của Đức đã cho thấy chính sách giảm thải carbon đã không thành công do sự phản đối của phe cực hữu.
Thứ hai, về nguồn vốn, các dòng FDI vào Việt Nam đã gia tăng mạnh - đặc biệt từ
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hơn nữa, những dịng FDI này cũng ln ở mức cao so với các nước ASEAN khác, trừ Singapore. Đáng chú ý là, FDI trong ngành chế biến, chế tạo năm 2015 chiếm gần 70% tổng nguồn FDI đổ vào Việt Nam, cao hơn nhiều so với Indonesia (40%) và Philippines (38%). Sử dụng nguồn vốn FDI hợp lí để áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành chế biến, chế tạo sẽ là lợi thế của nước ta hiện giờ.
Hình 10: Các dịng FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thứ ba, về nguồn nhân lực, Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với hơn 63
triệu người (chiếm 69,5% dân số) trong độ tuổi lao động, mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đơng. Thêm vào đó, năng suất lao động của người Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Tính theo giai đoạn, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006 – 2015 tăng 3,9%/năm. (Nguyễn Thu Thủy. 2019). Lợi thế trong nguồn nhân lực trẻ sẽ giúp chúng ta trong việc điều phối nhân lực vào các công đoạn mới của quy trình hoạt động khi áp dụng kinh tế tuần hồn.
Thứ tư, về khoa học cơng nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục
tăng cao, năm 2019 đạt thứ hạng tốt nhất từ trước tới nay, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Số lượng cơng bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26%/năm, lĩnh vực tốn học và vật lý luôn đứng ở tốp đầu các nước ASEAN. (Chu Ngọc Anh. 2019). Sự phát triển công nghệ của nước ta so với nước Đức là một sự chênh lệch lớn, chưa kể sức mạnh kinh tế của nước Đức lớn
mạnh hơn nhiều, nên việc áp dụng đầu tư vào phát triển các nguồn năng lượng thay thế và ngành ô tô điện sẽ không phù hợp vào giai đoạn này.
3.2.2 Khó khăn
Thứ nhất, về mức độ cam kết, các chính sách thúc đẩy mơ hình ở Việt Nam, hoạt
động kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống, đó là kinh tế tuyến tính và mức độ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi quy trình sang mơ hình kinh tế tuần hồn cịn chưa cao. Hiện tại chưa có nhiều những chính sách thúc đẩy chuyển đổi mơ hình, thậm chí mơ hình cịn chưa được phổ biến rộng rãi đến người dân và các doanh nghiệp, dẫn đến nhận thức về ưu điểm và vai trị của nó trong thời kỳ mới chưa rõ ràng.
Chính vì những chính sách thúc đẩy cịn ít ỏi nên nhận thức của người dân về việc chung tay vào công cuộc phát triển kinh tế tuần hồn cịn thấp. Dân tộc Việt Nam mặc dù được đánh giá là có tình thần u nước, tính đồn kết dân tộc cao, nhưng lại chỉ phát huy rõ ràng và rộng rãi khi có những vấn đề cấp bách như đất nước có giặc ngoại xâm, dịch bệnh như SARS, Covid-19... Những vấn đề về môi trường thường bị người dân bỏ qua do thói quen sinh hoạt và cũng vì những nguy hại tương lai mà họ không thấy cấp bách. Nhìn nhận về các chính sách của Đức, sự tham gia của nhân dân trong các chiến dịch đã giúp đỡ họ rất nhiều trong thành cơng của họ. Đồng thời sự thành cơng đó đạt được cịn là nhờ tính cam kết cao của Đức trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hồn. Vì vậy, để đạt thành cơng như nước Đức, Việt Nam cần phải vượt qua được rào cản về mức độ mức độ cam kết của mình.
Thứ hai, về mức độ thu hút đầu tư, khối lượng FDI lớn nhưng chất lượng còn khiêm
tốn. Các cuộc tranh luận công khai ở Việt Nam nhấn mạnh một số điểm yếu về chất lượng FDI, như mức độ thấp về công nghệ, chuyển giao công nghệ và mối liên kết với các công ty trong nước, cũng như đóng góp của FDI cho nguồn thu chính phủ khơng tương xứng với mức độ ưu đãi cao dành cho FDI (đặc biệt là về miễn thuế và khả năng tiếp cận đất đai) mà, đến lượt nó, những ưu đãi này góp phần tạo ra một sân chơi khơng
bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước. (UNDP. 2018). Sự phân bổ đầu tư chênh lệch sang ngành chế tạo và chế biến được đề cập trước như một điểm mạnh cho 2 ngành này nhưng lại cũng chính là điểm yếu cho sự phát triển đồng đều cho các ngành khác vì thiếu thốn động lực thay đổi sản xuất và quy trình.
Hình 11: Tỷ trọng đầu tư cho phát triển GDP ở một số thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2022
Nguồn: WDI (WB)
(Ghi chú: USD 2010, 2017-2022 theo ước tính của IMF)
Thứ ba, về nguồn nhân lực, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề
vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó. Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong q trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ tư, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Tinh thần
khoa học, văn hóa đổi mới sáng tạo chưa thấm sâu vào tư duy, nhận thức cộng đồng xã hội. KH&CN Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Mức đầu tư vào khoa học công nghệ thấp nhưng lại phân tán và khơng ít trường