III. Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh
2. Các giải pháp Quảng Ninh đã thực hiện trong việc phát triển du lịch và những
2.2. Thu hút, liên kết, hợp tác đầu tư
Quảng Ninh đã và đang thu hút đông đảo các nhà đầu tư đến tìm hiểu và quyết định đầu tư với những dự án nhiều nghìn tỷ đồng bằng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường thơng thống trong hoạt động đầu tư. Nhiều năm liên tiếp, Quảng Ninh ln nằm trong nhóm 5 tỉnh thành phố dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI. Đặc biệt
năm 2016, Quảng Ninh vươn lên vị trí thứ 2 đã khẳng định tính bền vững trong việc duy trì chất lượng mơi trường đầu tư kinh doanh (Văn Đức, 2017) [13]
Tỉnh đã có những chính sách đồng bộ trong việc ưu đãi, khuyến khích xã hội hố bằng việc đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư ngồi ngân sách theo hình thức BOT, PPP; chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Song song với đó là thực hiện cơ cấu lại đầu tư, đẩy nhanh GPMB, tập trung vốn cho các dự án động lực, có sức lan toả lớn. Đây chính là thước đo hài lịng của người dân và nhà đầu tư. Đặc biệt với việc triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu để phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ công trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp đã đưa Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương đi đầu của cả nước trong việc áp dụng các hình thức đầu tư.
Với việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ước đạt 60.600 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2016, tỷ trọng đầu tư cơng giảm, đầu tư nước ngồi tăng mạnh. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 60.600 tỷ đồng của năm 2017, thì vốn nhà nước là 22.900 tỷ đồng, chiếm 37,8%; vốn ngoài nhà nước 25.700 tỷ đồng, chiếm 42,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 12.000 tỷ đồng, chiếm 19,9%. [13]
Để có được những dự án đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng bất động sản phục vụ du lịch, Quảng Ninh đã làm rất tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhiều dự án lớn của các Tập đoàn như Vingroup, Sungroup, Cơng ty cổ phần Tập đồn FLC... Rất nhiều dự án lớn tầm cỡ khu vực được đầu tư xây dựng tạo ra một hình ảnh rất mới cho Quảng Ninh. Nhiều dự án trọng điểm, nhất là lĩnh vực giao thông được các nhà đầu tư đổ hàng chục nghìn tỷ đồng xây mới, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch, tạo động lực cho Quảng Ninh phát triển. Đó là các dự án Cảng hàng không Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư gần 7.500 tỷ đồng là điểm nhấn quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông của Quảng Ninh, động lực để phát triển Vân Đồn trở thành khu hành chính - kinh tế đặc biệt.
Hàng loạt các dự án ngàn tỷ khác gồm: Tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng với tổng vốn đầu tư trên 13.000 tỷ đồng; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân
Đồn và Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mơng Dương theo hình thức BOT với tổng kinh phí gần 14.000 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ, năm 2017, Quảng Ninh cũng chấp thuận đầu tư một loạt các dự án xây dựng tổ hợp du lịch dịch vụ quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế cho các nhà đầu tư lớn trong nước, trong đó nổi bật nhất là 5 dự án khách sạn nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp của các tập đồn, cơng ty lớn trong nước như: CEO Group, FLC Group, Tổng Công ty Mbland, Tổng Công ty Viglacera… Năm 2018 các nhà đầu tư đã khởi công chuỗi các tổ hợp du lịch, dịch vụ trên với tổng vốn đầu tư lên tới 61.000 tỷ đồng tại huyện đảo Vân Đồn, góp phần thành cơng trong việc tiến tới thành lập 1 trong 3 khu hành chính – kinh tế đặc biệt đầu tiên của cả nước.