Đẩy mạnh liên kết vùng

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

III. Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

2. Các giải pháp Quảng Ninh đã thực hiện trong việc phát triển du lịch và những

2.5. Đẩy mạnh liên kết vùng

Việc liên kết phát triển du lịch giữa các vùng miền đang trở thành một trong những xu thế tất yếu, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Vài năm trở lại đây, Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lân cận, nhằm hỗ trợ nhau, cùng phát huy lợi thế, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý để phát triển du lịch.

Để thực hiện liên kết phát triển du lịch vùng, Quảng Ninh đã ký kết hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố để xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng, phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, bước đầu đã triển khai được một số hoạt động quảng bá, xúc tiến, xây dựng được một số tour liên vùng, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, khảo sát du lịch vùng. Trong đó, tập trung ở việc liên kết du lịch giữa các địa phương khu vực ven biển Đông Bắc, nơi được đánh giá có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vơ cùng phong phú, hấp dẫn. Điều đó thể hiện rõ nhất qua sự hợp tác liên kết giữa Quảng Ninh và Hải Phịng trong những năm gần đây. Theo đó, hai địa phương đã duy trì hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển du lịch biển gắn với các địa danh du lịch nổi tiếng, là Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. Bên cạnh việc đầu tư vào các sản phẩm du lịch, tuyến du lịch trên Vịnh Hạ Long - Cát Bà, hồn thiện cơ sở hạ tầng, hai bên cịn tạo sự gắn kết thông qua hệ thống giao thông đường bộ,

đường thủy, cụ thể là tuyến phà Tuần Châu (Hạ Long) - Gia Luận (Cát Bà) đã đi vào hoạt động.

Khơng chỉ liên kết du lịch giữa Hải Phịng và Quảng Ninh, thời gian qua, Quảng Ninh còn đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố khác, như: Hà Nội, Bắc Giang, Lào Cai... nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác phát triển du lịch; phát huy những lợi thế của mỗi địa phương một cách hợp lý và tạo động lực cho du lịch phát triển bền vững. Một trong những thành cơng nữa của du lịch Quảng Ninh đó là việc đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các nước trong khu vực, trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Phát huy lợi thế của địa phương, tỉnh và ngành Du lịch đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh: Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), Saint-Malo (Pháp), Udon Thani (Thái Lan), Luang Prabang (Lào)… để cùng quảng bá hình ảnh và làm giàu thêm các sản phẩm du lịch. Tỉnh đặc biệt coi trọng các liên kết vùng trong phát triển du lịch, bao gồm liên kết để hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông; liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch (nhất là các ngoại ngữ: Anh, Nga, Nhật…) và tăng cường quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đến du khách trong và ngồi nước. Gần đây nhất, Chính phủ có Cơng văn số 2206/VPCP-QHQT ngày 9/3/2018, cho phép UBND tỉnh tổ chức thí điểm hoạt động xe du lịch tự lái Trung Quốc vào TP Hạ Long. Trong lần thí điểm này, việc mở rộng phạm vi hoạt động của xe tự lái đến TP Hạ Long sẽ tạo thêm những sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn du khách và tạo thêm nguồn thu cho doanh nghiệp, người dân và ngân sách nhà nước.

Có thể nói, Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh chính là cơ hội “vàng” và “cú hích” cho việc quảng bá du lịch Quảng Ninh. Việc tổ chức hàng loạt các sự kiện du lịch mang tầm vóc khu vực và quốc tế là lời khẳng định mạnh mẽ về tiềm năng du lịch và sự phát triển vượt trội của Quảng Ninh, cũng là thông điệp để thu hút đầu tư đến các cơng ty, tập đồn trong và ngồi nước.

Ông Nguyễn Phúc Giang, Giám đốc Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch Quảng Ninh (Sở Du lịch) cho biết: “Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2020, tổng khách du lịch đạt 15 đến 16 triệu lượt, trong đó, 7 triệu khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 30.000 - 40.000 tỷ đồng; thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt 10 - 15% thu nội địa, giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 lao động; đóng góp của ngành Du lịch vào GRDP đạt từ 14 đến 15%. Để thực hiện mục tiêu trên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp. Trong

đó, việc tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực là một trong những giải pháp quan trọng. Việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác sẽ giúp khai thác những thế mạnh của địa phương, hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hạn chế được sự trùng lặp sản phẩm và dịch vụ, tránh tạo cảm giác nhàm chán cho du khách, giảm chi phí xúc tiến, quảng bá... Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cả về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp ứng xử để đảm bảo có được chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ tốt nhất ở các điểm đến, các địa phương liên kết phát triển du lịch" (Hoàng Quỳnh, 2018) [5]

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)