Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 31)

III. Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

2. Các giải pháp Quảng Ninh đã thực hiện trong việc phát triển du lịch và những

2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Với tầm nhìn chiến lược tạo bước phát triển đột phá, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Quảng Ninh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xác định được rõ mục tiêu cần phát triển nguồn nhân lực bằng việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương xung quanh, thấy được đây là lực lượng chính cho việc phát triển của đặc khu nên tỉnh đã có các chính sách cụ thể hỗ trợ cho việc thu hút lao động chất lượng cao về sống và làm việc tại đây, cụ thể như chính sách nhà ở, quy hoạch phát triển bất động sản tại địa phương dành cho các đối tượng này…

Quảng Ninh đặc biệt tập trung vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, tham mưu trực tiếp trong các ngành, lĩnh vực. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ln bám sát chủ đề công tác năm của tỉnh, các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm và yêu cầu thực tiễn, như: Phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao chất lượng quản trị hành chính cơng, xây dựng nông thôn mới, cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...

Điểm nổi bật ở Quảng Ninh chính là hoạt động bồi dưỡng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Quảng Ninh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề… trong đó chú trọng mở rộng mơ hình các cơ sở giáo dục - đào tạo, dạy nghề chất lượng cao theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực tỉnh đang thiếu và

yếu; triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học trong nước và nước ngoài đã ký kết để thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng của tỉnh đối với cán bộ, công chức, viên chức và đội ngũ sinh viên mới ra trường có nguyện vọng về làm việc tại Quảng Ninh.

Năm 2018 quy mô lực lượng lao động của tỉnh là 733.500 người với tỷ trọng lao động các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần ở khu vực công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 đạt 71% (tăng 9% so với năm 2014), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ, bằng cấp là 41%, số cơng nhân kỹ thuật khơng có bằng, chứng chỉ nhưng được tính là lao động qua đào tạo 30%... (D.An, 2018) [4] Đây là kết quả của những cơ chế, chính sách nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ nhân lực khoa học và cơng nghệ.

Bên cạnh đó việc cải thiện môi trường đầu tư, ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ đạt đẳng cấp quốc tế cũng góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 31)