Phân tích vi mơ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) dự án KINH DOANH KHÔNG GIAN làm VIỆC CHUNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRẺ TOKITA (Trang 27 - 35)

II. Phân tích mơi trường kinh tế

2. Phân tích vi mơ

2.1. Quy mô

Thế giới: Cowoking space ( không gian làm việc chung) đã xuất hiện từ thập niên 90 và bắt đầu trở thành xu hướng năm 2007. Số lượng coworking space được thành lập trên thế giới tăng từ 8,700 lên 13,800 trong vòng 3 năm từ 2015-2017. Số lượng thành viên tham gia coworking tăng từ 510.000 lên 1.180.000. Dự kiến trong tương lai lĩnh vực này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Theo các nhà nghiên cứu thị trường, sẽ có khoảng 21,306 coworking space trên tồn cầu vào cuối năm 2019 và được dự đoán tăng 43% cho đến năm 2022. Xu hướng này cũng khơng có dấu hiệu dừng lại.

Ở Việt Nam: Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn, các công ty mọc lên ngày càng nhiều chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ cùng với sự nở rộ của phong trào startup. Điều đó có nghĩa thị trường về mặt bằng văn phịng có nhu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên nguồn cung văn phòng ở khu vực trung tâm thành phố vẫn khan hiếm, việc tìm kiếm mặt bằng có diện tích lớn khơng cịn dễ dàng. Hơn nữa chi phí vận hành cao cũng góp phần làm coworking space có cơ hội phát triển ở Việt Nam. Theo báo cáo của CBRE trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường coworking space Việt Nam đã xuất hiện 17 đơn vị kinh doanh vận hành 22 điểm với tổng diện tích 14.500m2. Đến hết quý I/2018, số lượng các đơn vị điều hành đã tăng thành 40, cung cấp cho thị trường 50 điểm với tổng diện tích khoảng 30.000m2. Một số doanh nghiệp kinh doanh coworking space ở nước ta như Toong, Up, WeWork, CoGo, NakedHub,... Tuy nhiên, hầu hết diện tích trung bình của mỗi coworking space ở Việt Nam chỉ có quy mơ trên dưới 1.000m2, khơng đủ khơng gian và diện tích đạt chuẩn một coworking space đúng nghĩa, trong khi trên thế giới quy mơ một điểm coworking space có diện tích khoảng 2.000 – 5.000m2. Ước tính đến hết năm 2018, thị trường coworking space ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh cả về số lượng lẫn quy mô, tổng diện tích coworking space cuối năm sẽ tăng trên 90.000m2, đạt mức tăng trưởng 58%/năm. Rõ ràng thị trường nước ta có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong lĩnh vực coworking space. Xét về thị phần, tiềm năng phát triển trong lĩnh vực coworking space ở nước ta đã thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số doanh nghiệp phổ biến như Toong, Up, Dreamplex, NakedHub,..đang chiếm thị phần tương đối trên thị trường, Toong từ 25% năm 2017 giảm còn 13% năm 2018, Up giảm 3% so với năm 2017. Có thể thấy, “miếng bánh” coworking space đã thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, Đầu năm 2018 gã khổng lồ WeWork đã thâu tóm đơn vị coworking space lớn của Trung Quốc là NakedHub với giá 400 triệu USD, mở đường vào châu Á trong đó có Việt Nam hay CoGo – đơn vị vừa mới ra mắt hồi tháng 6/2018 nhưng cũng đã để lại ấn tượng trên thị trường với chuỗi hai trung tâm lớn đầu tiên với tổng diện tích sàn hơn 5.500m2 . Dù đã có những ơng lớn trong lĩnh vực này nhưng các doanh nghiệp mới vẫn có cơ hội thành cơng khi có đến 42% thị phần dành cho các doanh nghiệp khác. Điều đó có nghĩa coworking space là một lĩnh vực rất tiềm năng thu hút rất nhiều doanh nghiệp đầu tư.

2.2. Phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định sao cho mỗi nhóm gồm những khách hàng có những đặc điểm chung có nhu cầu và hành vi mua sắm giống nhau.

Các tiêu thức phân khúc thị trường:

- Phân khúc thị trường theo yếu tố địa lý

- Phân khúc thị trường theo yếu tố nhân khẩu học

- Phân khúc thị trường theo yếu tố tâm lý

- Phân khúc thị trường theo hành vi

Công ty chúng tôi chọn phân khúc thị trường theo yếu tố nhân khẩu học, căn cứ vào tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, dân tộc. Chúng tôi lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với dịch vụ và mục tiêu của công ty như sau:

- Độ tuổi: tập trung vào người trẻ có độ tuổi 20-35

- Nghề nghiệp, học vấn: có trình độ học vấn cao như sinh viên, người làm việc tự do, những người lao động tri thức.

2.3. Phân tích khách hàng

Với dự án này, chúng tôi muốn nhắm đến các nhóm đối tượng sau: - Khách hàng mục tiêu:

Startup:

 Đây là nhóm khách hàng quan trọng có số lượng lớn. Sở dĩ co-working space ngày một được ưa chuộng bởi mơ hình này đáp ứng khơng gian tiện nghi, với những thiết bị, kĩ thuật hiện đại, tương tác và kết nối cao, và quan trọng hơn là chi phí vận hành thấp hơn so với văn phòng truyền thống. Với năng lực tài chính cịn hạn chế thì coworking space là một lựa chọn lý tưởng. Theo ước tính, chi phí sử dụng co-working space sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 50% so với chi phí th văn phịng truyền thống. Bởi nếu các đơn vị đi th văn phịng thơng thường, ngồi tiền th hàng tháng, họ sẽ chịu thêm phí sửa chữa, bảo trì, điện nước… chưa kể đầu tư các trang thiết bị, không gian sinh hoạt chung.

 Còn tại co-working space, doanh nghiệp trả tiền theo chỗ ngồi, các tiện ích dùng chung như lễ tân, phịng họp, Internet tốc độ cao, máy in và photocopy, quầy cà phê/ canteen v.v… đều miễn phí, vì đã được tính trong giá th.

 Chính sách giá cả, marketing hợp lí sẽ được xây dựng phù hợp với đối tượng này. Trang thiết bị vật chất sẽ được trang bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, khơng gian làm việc dành cho đối tượng này sẽ rộng hơn, được thiết kế để tạo môi trường thoải mái tạo được cảm hứng, tăng khả năng sáng tạo, tạo nên sự khác biệt giữa mơ hình khơng gian của cơng ty với đối thủ cạnh tranh.

Freelancer:

 Những freelancer thường khơng làm việc trong văn phịng hay một địa điểm cụ thể. Những đối tượng này thường làm trong lĩnh vực nghệ thuật vì họ cần đi nhiều nơi khác nhau để tìm cảm hứng. Quy mơ nhóm đối tượng này củng ngày càng tăng do có thể chủ động được thời gian làm việc, linh động với khả năng nhu cầu của bản thân nên nhiều người lựa chọn làm freelancer thay vì những cơng việc truyền thống gị bó.

 Ngồi việc cung cấp khơng gian làm việc thoải mái, tiện nghi đầy đủ trang thiết bị cần thiết, việc xây dựng khơng gian truyền cảm hứng kích thích khả năng sáng tạo sẽ yếu tố thu hút freelancer và điểm khác biệt với các địa điểm khác. Ngồi ra coworking space cũng tạo khơng gian để mọi người gặp gỡ lẫn nhau, có cơ hội mở rộng quan hệ với các freelancer làm việc trong những lĩnh vực khác.

Sinh viên:

 Theo thống kê, năm 2017 cả nước có khoảng 1,7 triệu sinh viên trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 462.552 sinh viên. Rõ ràng quy mơ nhóm khách hàng này rất lớn. Bên cạnh đó nhu cầu có khơng gian học tập bên ngồi của nhóm đối tượng này rất cao. Sinh viên thường có thói quen ra ngồi để học, họp nhóm, làm task, làm bài tập nhóm thay vì ở nhà hay phịng trọ vì những nơi này thường có khơng gian nhỏ hẹp, chật chội, nóng không tạo được cảm hứng học tập làm việc. Những nơi mà nhóm đối tượng này thường lựa chọn thường là các cửa hàng tiện lợi, các quán nước, quán cafe, trà sữa,...

 Vì nhóm đối tượng này chưa có thu nhập ổn định và thu nhập tương đối thấp nên vấn đề giá cả sẽ rất được quan tâm. Chúng tơi sẽ xây dựng chiến lược giá thích hợp nhất để tiếp cận được lượng khách hàng này cũng như biến họ thành nhóm khách hàng trung thành của cơng ty. Ngồi ra việc địa điểm tiện lợi cho sinh viên cũng là một yếu tố để sinh viên lựa chọn vì họ thường chọn những nơi gần trường để dễ dàng di chuyển và tiết kiệm thời gian. Vì thế những địa điểm gần các trường đại học, cao đẳng sẽ là mục tiêu nhắm đến của chúng tơi. Bên cạnh đó việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi đảm bảo yêu cầu thiết yếu của sinh viên như wifi chất lượng cao sẽ luôn được đáp ứng một cách tốt nhất.

- Khách hàng tiềm năng:

Các trung tâm, tổ chức giáo dục: Ngồi khơng gian cho việc học tập, làm việc cơng

ty cịn xây dựng các phòng dành cho các cuộc họp, các buổi training, talkshow,... mà các trung tâm, tổ chức giáo dục thường tổ chức. Vì thế đây cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng mà chúng tôi nhấn đến

Các công ty vừa và nhỏ: việc tiết kiệm chi phí hơn so với thuê văn phòng truyền

thống như cắt giảm chi phí lễ tân, bảo vệ, vệ sinh văn phịng, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị,...đã thu hút khơng ít các cơng ty vừa và nhỏ lựa chọn coworking space.

Các nhà đầu tư tự do và người làm việc work from home: Nhóm đối tượng này cũng

không làm việc ở một văn phịng cụ thể vì vậy họ rất cần những khơng gian yên tĩnh thoải mái để làm việc bàn bạc công việc cũng như tạo được cảm hứng sáng tạo. Bên cạnh đó, khơng gian làm việc chung đồng nghĩa với việc họ sẽ có thể gặp gỡ những nhà đầu tư khác hoặc thậm chí là những startup trẻ từ đó tạo cơ hội để thực hiện đầu tư.

2.4. Đối thủ cạnh tranh

Một số đối thủ cạnh tranh chính trong ngành như:

Toong: với thị phần tính đến cuối năm 2018 là 13%, Toong là doanh nghiệp tiên

phong hàng đầu trong lĩnh vực coworking space ở Việt Nam. Toong sở hữu mạng lưới rộng tại Việt Nam với 3 địa điểm tại Hà Nội, 3 địa điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 địa điểm tại Đà Nẵng. Toong đưa chất liệu địa phương cùng những đặc trưng văn hóa vào trong thiết kế của mỗi địa điểm tạo nên những không gian gần gũi và thân thiện, gợi cảm giác kết nối với lịch sử và truyền thống của khu vực. Nằm trong căn biệt thự Pháp tại khu phố cổ Hà Nội, cơ sở tại Tràng Thi gợi nhiều hồi niệm về một Hà Nội bình n, cổ kính, thanh lịch.Tại thành phố Hồ Chí Minh, Toong lột xác với phong cách thiết kế hình học thể hiện sự mở rộng và vươn xa, một không gian sáng tạo và hiện đại. Toong nhắm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, start up đã gọi vốn thành cơng, có tiền đề tài chính vững chắc, đa dạng về lĩnh vực, văn hóa và đa quốc gia với 70% khách hàng sử dụng không gian làm việc chung tại Toong là nhóm đối tượng này.

Dreamplex: được thành lập năm 2015 với sứ mệnh xuyên suốt giá trị hoạt động của

Dreamplex là “Không gian kiến tạo thành công” đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiện tại, Dreamplex đang sở hữu ba địa điểm cung cấp dịch vụ như văn phòng riêng, bàn làm việc (linh hoạt và cố định), dịch vụ đăng ký địa chỉ kinh doanh, phòng hội thảo và phịng họp với khơng gian tổ chức sự kiện quy mô vừa. Các vị trí đều được đặt ngay tại trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh là: Nguyễn Trung Ngạn, Trần Quang Khải, Điện Biên Phủ. Đối tượng thuê Dreamplex sẽ là những doanh nghiệp hướng tới đầu tư tối giản, lược bỏ những hệ thống vật chất đi kèm tốn kém như văn phòng truyền thống, họ chỉ đầu tư vào nhân sự còn tất cả hệ thống tiện ích đã có Dreamplex

UP Coworking space: một doanh nghiệp khá phổ biến trong coworking space ở Việt

Nam là UP. Ra đời và tháng 3 năm 2016 nhưng mơ hình này đang dần khẳng định được vị thế của mình bởi khơng gian thiết kế sáng tạo, chun nghiệp.UP hiện có 4 địa điểm ở Hà Nội và 1 địa điểm ở TP HCM. Sắp tới UP sẽ có kế hoạch mở rộng ở Kuala Lumpua và Bangkok. Up ra đời với mục tiêu giải quyết bài tốn chi phí cho các doanh nghiệp Startup, Freelancer, các nhóm nghiên cứu khoa học tiết kiệm được lên đến 30% chi phí mặt bằng văn phịng.

Ngồi ra cịn một số doanh nghiệp khác cũng khá thành công trong lĩnh vực coworking space ở TP HCM như CirCO Coworking Space, Saigon Coworking Space, Start Saigon Coworking Space,...

2.5. Sản phẩm thay thế

Văn phòng truyền thống: Một trong những đối thủ của mơ hình coworking space là văn

phòng truyền thống.

 Điểm mạnh:

- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp: Khi có văn phịng riêng biệt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn có thể quảng cáo “miễn phí” ngay bằng cách treo bảng hiệu, logo. Điều đó sẽ làm doanh nghiệp bạn trở nên nổi bật, giúp thể hiện giá trị thương hiệu, đồng thời cũng làm tăng uy tín của cơng ty bạn. Các cơng ty thường rất chú trọng đến việc thiết kế để tạo không gian chuyên nghiệp độc đáo làm gia tăng giá trị hình ảnh cơng ty.

- Gia tăng sự tin cậy từ phía khách hàng: việc sở hữu một văn phòng truyền thống đồng nghĩa với việc doanh nghiệp/ cơng ty sẽ có một địa chỉ kinh doanh thực tế, chính điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp.

- Văn phòng truyền thống thường được sở hữu và quản lí bởi doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể tự do thiết kế xây dựng sao cho phù hợp với cách hoạt động, văn hóa và sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó tạo được dấu ấn trong lịng khách hàng và đối tác.

 Điểm yếu:

-Việc tìm văn phịng cho th phù hợp với cơng ty địa điểm thuận lợi không phải việc dễ dàng nhất là ở những thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi phí cao: so với coworking space thì việc mở văn phịng truyền thống sẽ rất tốn kém. Ngồi chi phí th cịn phải có chi phí thiết kế, thi cơng, mua các máy móc trang thiết bị,...Vì vậy đây là một trở ngại với các doanh nghiệp nhỏ, các startup khi chưa có đủ nguồn lực tài chính.

- Văn phịng truyền thống tạo cảm giác gị bó, khn khổ khơng tạo sự thoải mái truyền cảm hứng cho nhân viên đặc biệt là các doanh nghiệp lâu năm. Từ đó giảm hiệu quả làm việc. Thơng thường văn phịng truyền thống sẽ phù hợp với các cơng ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh hoặc các cơng ty đang phát triển cần mở rộng sản xuất.

 Điểm mạnh: Các coffee store hay các quán trà sữa thường được phân bố rộng rãi ở những địa điểm đơng dân, dễ tìm. Khơng gian tương đối rộng rãi thoải mái thuận lợi cho việc học tập, họp nhóm.

 Điểm yếu: các quán cafe thường đi kèm với thức uống có giá cả tương đối cao. Bên cạnh đó bạn khơng thể ngồi hàng giờ để học tập hay làm việc mà chỉ giới hạn một vài giờ nhất định. Các quán cafe hay trà sữa cũng khơng có các thiết bị văn phịng cần thiết như TV, máy chiếu, máy in, photocopy,...cho dù có cũng chỉ một bộ phận nhỏ. Vì thế bạn khơng thể tổ chức 1 buổi training hay một cuộc họp câu lạc bộ ở những nơi này. Ngoài ra bạn cũng sẽ phải đối mặt với tiếng ồn của mọi người xung quanh vì khơng phải ai cũng đến để học tập hay làm việc như bạn.

Convenience store

 Điểm mạnh: số lượng phân bố rộng rãi, ở những địa điểm tập trung đông sinh viên gần trường đại học nên số lượng sinh viên đến nơi này rất nhiều. Cho phép bạn ngồi nhiều giờ thậm chí ở qua đêm. Chi phí khơng cao do khơng cần trả chi phí th mặt bằng mà chỉ cần mua 1 món đồ gì đó ở convenience store hoặc thậm chí là khơng.

 Điểm yếu: không gian tương đối nhỏ hẹp, chỗ ngồi khơng thoải mái, khơng thích hợp với việc họp nhóm, teamwork số lượng lớn. Điều kiện trang thiết bị không đảm bảo do đây chỉ là nơi bán hàng nên các doanh nghiệp không đầu tư về khâu thiết kế, cung cấp

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) dự án KINH DOANH KHÔNG GIAN làm VIỆC CHUNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRẺ TOKITA (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)