Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG của THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước đến cán cân THANH TOÁN của VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ CỦA MƠ HÌNH

4.3. Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính

Kết quả hồi quy của mẫu 18 biến có prob = 0.0391 <0.05, suy ra mơ hình có ý nghĩa. Chỉ số R squared và Adj R squared lần lượt là 51% và 36%, con số này thể hiện mức độ phù hợp của mơ hình và mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Mặc dù, R squared = 51%>50%, suy ra mơ hình này phù hợp với dữ liệu tuy nhiên mức độ phù hợp chưa cao có thể giải thích là do số lượng mẫu cịn nhỏ, nên chưa chứng minh rõ được sự phù hợp của mơ hình. Tương tự giá trị Adj R squared = 36% chưa chứng minh được mối quan hệ chặt chẽ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Ta có mơ hình

CABt = 0.1574 - 1.34447*GFBt - 0.6562663*GEt + 0.3412322*GDPGt - 0.1185439*GMSt + ε t

4.3.1. Biến cân bằng ngân sách chính phủ (GFB)

Ta kỳ vọng rằng, biến GFB tác động đồng biến đến CAB, tuy nhiên kết quả lại cho thấy tác động nghịch biến của 2 biến này. Ý nghĩ thống kê của biến GFB dưới mức 5%, suy ra biến phù hợp với mơ hình. Ta thấy cán cân vãng lai cứ thâm hụt 1.34% thì cân bằng trong cán cân ngân sách tăng 1%. Điều này có thể giải

đến việc nhập khẩu hàng hóa càng nhiều thì thu ngân sách được càng lớn hơn.

4.3.2. Biến chi tiêu chính phủ (GE)

Biến GE cũng tác động nghịch biến đến CAB theo đúng kỳ vọng của mơ hình. GE là một yếu tố tạo thành GFB nên khi GFB có ý nghĩa thống kê thì GE cũng sẽ có ý nghĩa thống kê cao vì nếu khi chính phủ càng gia tăng thêm chi tiêu mà nguồn thuế thu vào không đổi sẽ làm cho ngân sách càng thâm hụt, mà ngân sách càng thâm hụt thì cán cân vãng lai càng thâm hụt theo. Ta thấy rằng 1% tăng lên trong chi tiêu chính phủ thì cân bằng cán cân vãng lai sẽ bị giảm 0.65%, hệ số tác động này tương đối cao so với các nước khác chỉ từ khoảng 0.1-0.3%.

Do Việt Nam là quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng nên chính phủ gia tăng chi tiêu hàng năm là do tăng các khoản trợ cấp xã hội, các khoản lương hưu trí ngày càng nhiều, các khoản duy trì hoạt động cho chính phủ cũng ngày càng nhiểu, các hạng mục cơng trình cần đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển cũng nhiều….Từ đó, ta thấy rằng chi tiêu chính phủ được xem là một biến kinh tế quan trọng của nền kinh tế, nó góp phần ảnh hưởng đến các biến vĩ mơ khác của nền kinh tế. Một khi có sự thay đổi trong biến này thì tất cả các biến khác cũng bị ảnh hưởng theo. Cho nên, dù được xem là một yếu tố cấu thành nên cân bằng ngân sách chính phủ nhưng bản thân chi tiêu chính phủ cũng có những tác động trực tiếp lên nền kinh tế thông qua tổng cầu AD.

4.3.3. Biến tốc độ tăng trưởng (GDPG)

Ta thấy rằng 1% tăng lên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thì cân bằng cán cân vãng lai sẽ tăng 0.34%. Điều này có thể lý giải răng, khi nền kinh tế phát triển và sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, do đó nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi tăng. Ta có cơng thức tính:

GDP = C + G + I + X - M

Một số giả thuyết cho rằng khi GDP tăng làm cho thu nhập tăng thì người dân có xu hướng tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn. Tuy nhiên với trường hợp của Việt Nam ta thấy thu nhập người dân tăng chậm hơn so với giá trị xuất khẩu. Vì vậy GDP có tác động cùng chiều với can cân vãng lai.

4.3.4. Biến tốc độ tăng cung tiền M2 (GMS)

Cuối cùng, biến GMS có tác động ngược chiều lên biến CAB theo đúng kỳ vọng, cứ 1% tăng thêm trong việc tăng cung tiền M2 thì can cân vãng lai bị thâm hụt 0.12% GDP. Có thể giải thích điều này là do khi nhìn vào biểu đồ dữ liệu tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam vẫn là số dương tương đối cao, tuy nhiên tình hình trong những năm gần đây được cải thiện hơn.

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.56 0.26 0.18 0.25 0.29 0.30 0.34 0.46 0.20 0.29 0.33 0.12 0.18 0.19 0.18 0.16 0.18 0.15 GMS

Đối với Việt Nam là quốc gia bị ngân sách thâm hụt tương đối cao thì chính phủ hàng năm phải tăng tốc độ cung tiền nhiều hơn để bù đắp vào khoảng thâm hụt đó, kích cầu thêm nền kinh tế mà khơng lường được hậu quả sẽ làm lạm phát tăng cao. Khi có lạm phát tăng cao thì hàng hóa ở nước ngồi lại rẻ hơn hàng hóa trong nước, điều này kích thích nhập khẩu thêm nhiều hàng hóa, trong khi xuất khẩu lại giảm do hàng hóa trong nước đắt hơn ở nước ngồi nên làm cán cân thương mại bị thâm hụt. Do tăng cung tiền rất nhiều nên hậu quả là tác động xấu đến cán cân vãng lai rất mạnh so với các nghiên cứu khác ở các quốc gia phát triển.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG của THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước đến cán cân THANH TOÁN của VIỆT NAM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)