CHƯƠNG 2 : CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU
3.1 Đánh giá chung về các chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1 Đánh giá chung về các chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Nam
Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
3.1.1 Các con số đạt được trong giai đoạn vừa qua và thành tựu đạt được được
Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010, tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ 46% năm 2001 lên 70% năm 2010. Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như năm 2004, Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD thì đến hết năm 2010 đã có 18 nhóm hàng, trong đó có 10 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 220 nước và vùng lãnh thổ.
Trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố khác là tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu [1]. Tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ. Chính sách khuyến khích xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua cũng đã góp phần vào cơng tác bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái. Khả năng đáp ứng các quy định về mơi trường và an tồn vệ sinh thực phẩm của nhiều nhóm hàng được nâng cao [2]. Các phương pháp sản xuất thân thiện môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong sản
xuất nông nghiệp và thủy sản. Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm [3], tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn. Phát triển xuất khẩu cũng đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ lao động, hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.1.2 Những hạn chế của cơng nghệ và chính sách, những vấn đề nảy sinh
Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, cơng nghệ nước ta cịn thấp, chính sách nhập khẩu trong thời gian qua đã tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện trình độ cơng nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn…
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu cịn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào cơng nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, cơng nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị tồn cầu.
Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác các nguồn lợi tự nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào làm gia tăng áp lực gây ô nhiễm [5].
Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ hoạt động xuất, nhập khẩu mà chúng ta chưa có cơ chế, chính sách để giải quyết hiệu quả. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xuất khẩu có
nguồn gốc thiên nhiên. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong q trình tự do hóa thương mại. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có thu nhập thấp, khu vực nơng nghiệp. Xung đột chủ thợ có xu hướng gia tăng [6].
3.1.3 Nguyên nhân của tình trạng xuất khẩu nói trên
Ngun nhân của tình trạng nói trên là do trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, chúng ta chưa thật sự quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng, thiên về chỉ tiêu số lượng, coi nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu đối với xã hội và mơi trường, duy trì q lâu mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, chưa chú trọng đúng mức để tạo tiền đề cho việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu. Một số chỉ tiêu trong chiến lược xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 không thực hiện được. Chẳng hạn như, chỉ tiêu về cân bằng xuất nhập khẩu vào năm 2010, chỉ tiêu nhập khẩu 40% công nghệ nguồn, chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng chế biến, công nghệ, lao động chất lượng cao… Hạn chế về năng lực thực thi các quy định về môi trường, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các vùng nuôi trồng thủy sản, khu vực khai thác và chế biến khoáng sản là nguyên nhân gây nên suy thoái môi trường. Chúng ta chưa có chính sách chia sẻ lợi ích hợp lý trong hoạt động xuất khẩu và hạn chế rủi ro của hoạt động xuất khẩu. Điều này thấy rất rõ trong việc các đầu nậu thu gom nông sản ép giá đối với nông dân, các thương lái vật tư sản xuất nông nghiệp nâng giá để trục lợi, các công ty môi giới lao động (đặc biệt là lao động nước ngồi), tư vấn chun mơn định phí q cao… Hoạt động xuất khẩu dễ bị tổn thương trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là các nhóm xuất khẩu dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ… Chính sách của nhà nước để hạn chế rủi ro chưa được thực hiện một cách liên tục và kịp thời. Biến động giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, cà phê trong năm 2008 cho thấy Chính phủ cịn bị động trong việc điều hành xuất khẩu. Lợi ích từ xuất khẩu không được chia sẻ một cách hợp
lý tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội, giảm lòng tin của người dân vào các chính sách của nhà nước.