Giải pháp cho nhóm chính sách tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 2 : CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU

3.2 Giải pháp cho nhóm chính sách tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu

kinh tế

Phát triển xuất, nhập khẩu bền vững đặt ra hết sức cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, với mục tiêu chủ yếu là coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, ổn định xã hội, bảo vệ tốt môi trường. Đây là chủ trương lớn của Đảng cho giai đoạn 2011-2020. Yêu cầu phát triển xuất, nhập khẩu bền vững càng bức xúc hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện các cam kết FTA ở mức độ cao hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, do đó khuyến khích khai thác tài ngun và gia tăng sử dụng các yếu tố đầu vào liên quan đến môi trường, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự biến động kinh tế thế giới đang là thách thức đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững, hạn chế mất cân đối ngoại thương. Mở cửa thị trường, thực hiện các cam kết thương mại quốc tế có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội như việc làm, thu nhập, xung đột xã hội… nếu như khơng có các chính sách đúng đắn và kịp thời. Như vậy ở nước ta, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo còn đang tiềm ẩn những nhân tố làm chệch định hướng phát triển bền vững kinh tế nói chung và xuất, nhập khẩu nói riêng.

3.2 Giải pháp cho nhóm chính sách tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu xuất khẩu

3.2.1 Chính sách xây dựng và phát triển mặt hàng chủ lực

ngày kí kết chính thức tiêu biểu như EVFTA là một tín hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là với những ngành hàng chủ lực thì khi các hiệp định trên đi vào thực thi là lúc cánh cửa thị trường quốc tế đang ngày cang rộng mở. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội lớn về mặt thuế quan và thị trường thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với bài tốn khó trong khâu thơng qua chất lượng. Đây là lúc cần một hệ thống chính sách rạch rịi, đầy đủ hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển các ngành hàng chủ lực.

Để các ngành hàng chủ lực thực sự trở thành mũi nhọn đi đầu trong xuất khẩu để đón kịp cánh cửa hội nhập, Nhà nước cần:

- Có những cải cách mạnh mẽ hơn trong cổ phần hóa doanh nghiệp

nhà nước, cải thiện mơi trường kinh doanh, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa.

- Với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sẽ phải gặp các vấn đề về chất lượng từ thị trường nhập khẩu. Do đó, cần xây dựng một khung tiêu chuẩn và kiểm tra ngay tại trong nước theo chuẩn thế giới trước khi đem hàng chào gọi các thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng vơ cùng khó tính. Cần có các chính sách hỗ trợ như đào tạo trực tuyến, cử chuyên gia về các lĩnh vực chuyên ngành bắt tay với các doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng mơ hình sản xuất an tồn, chất lượng, hiện đại, nâng cao uy tín của sản phẩm Việt Nam.

- Với các mặt hàng may, giày da vốn có lợi thế nhân cơng giá rẻ đang dần mất đi, cần có sự hỗ trợ lớn về chính sách hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và chuyển giao cơng nghệ.Cần có nhiều chủ trương cùng xây dựng quan hệ với các quốc gia từ chính phủ một cách sâu rộng, chặt chẽ nhằm tạo cơ hội cho việc tiếp cận cơng nghệ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.

- Bên đó, xuất khẩu hàng chủ lực hiện tại là bước đi tất yếu trong giai đoạn này nhưng không phải bước đi lâu dài. Do đó dịi hỏi Chính phủ có những quyết sách để chuyển dịch cơ cấu sang các ngành hàng cơng nghiệp.

3.2.2 Chính sách đầu tư

Các Hiệp định thương mại quốc tế được kí kết chính là nền tảng cho thu hút vốn đầu tư, là tiền đề cho ngành xuất khẩu phát triển. Để chính sách đầu tư đem lại hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất Nhà nước cần:

- Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các quốc gia có tham gia kí kết Hiệp định Thương Mại với Việt Nam trong các khâu về thủ tục hành chính khi họ có ý muốn đầu tư.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có khả năng tự kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngồi.

- Có cơ chế bảo hộ ổn định cho doanh nghiệp trong nước để tránh các trường hợp đầu tư ảo, đầu tư khống, lừa đảo.

3.2.3 Chính sách ưu đãi đối với các khu kinh tế mở

- Có sự cải tổ tinh gọn đội ngũ quản lí, trẻ hóa bộ máy để tạo nên những điểm mới mẻ so với các khu kinh tế mở đã xây dựng trong khu vực và châu lục.

- Xây dựng lại các chính sách ưu đãi sao cho vừa đảm bảo hỗ trợ phát triển vừa đảm bảo tránh lãng phí cho ngân sách nhà nước. Vì theo đánh giá hiện nay các khu kinh tế mở vẫn chưa phát huy tác dụng triệt để cho nền kinh tế nói chung và ngành xuất khẩu nói riêng.

- Xây dựng các dự thảo phát triển có thời hạn đối với các khu kinh tế mở để làm cơ sở, động lực đòn bẩy cho sự phát triển.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)