Chính sách thuế xuất khẩu và các ưu đãi của thuế khác

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 2 : CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU

3.3 Giải pháp cho nhóm chính sách về tài chính

3.3.4 Chính sách thuế xuất khẩu và các ưu đãi của thuế khác

- Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu:

Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác; Hệ thống hóa pháp luật theo lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu; phân tích, so sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo; xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu.

- Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ chun mơn bằng cách: cập nhật kiến thức pháp luật, hiểu đúng và đầy đủ hệ thống các văn bản quy phạm có liên quan, nắm vững các thông lệ thương mại quốc tế…đặc biệt là cam kết của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu;

Chú trọng khâu tuyển dụng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thu hút được những cán bộ có trình độ chun mơn, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt;

Tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được với nhu cầu giải quyết công việc, đảm bảo việc cập nhật thơng tin, kiến

- Thứ ba, hồn thiện hệ thống cơ quan nhà nước tham gia quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:

Giảm thiểu những biện pháp quản lý mang tính chất hành chính;

Tổ chức kênh đối thoại về xây dựng thể chế giữa các Bộ quản lý chuyên ngành, các doanh nghiệp để ban hành các văn bản pháp luật phù hợp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp;

Hình thành cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nhận diện và áp dụng các biện pháp tự vệ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu khẩu nhằm mục đích giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

- Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:

Tăng cường thơng tin cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đi kèm với các biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.

3.4 Giải pháp cho nhóm chính sách liên quan đến thủ tục hành chính

Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp trong q trình làm thủ tục hải quan được thể hiện rõ thông qua các quy định tại Luật Hải quan 2014, các Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

Cụ thể Luật Hải quan 2014 ban hành đã làm thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử.

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan (Điều 23, Điều 24, Điều 60) (ví dụ: Tại khoản 1 điều 24 của Luật quy định chung thống nhất về hồ

sơ hải quan theo đó: chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan, đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan giao Bộ Tài chính quy định cụ thể trường phải nộp hoặc xuất trình phù hợp với quy định của pháp luật liên quan).

Quy định về chế độ ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện (các Điều 42, 43, 44, 45).

Được sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản về xây dựng hệ thống thơng quan hàng hóa tự động cho Việt Nam, đến nay, hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS) đã được đưa vào vận hành ổn định, không làm gián đoạn quá trình làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp.

Việc thơng quan hành hóa được thực hiện nhanh chóng, các chức năng quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả. Các chứng từ trong hồ sơ hải quan được tích hợp trong một tờ khai duy nhất, thời gian xử lý từ 1-3 giây; chứng từ, hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu, hàng hoá của doanh nghiệp được khai báo dạng điện tử trên Hệ thống (luồng Xanh). Do đó, giảm thiểu thời gian đi lại cho doanh nghiệp, các vướng mắc phát sinh đều được xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng cục Hải quan là cơ quan thường trực, tham mưu giúp cho Chính phủ, Bộ Tài chính về triển khai cơ chế một cửa, đến ngày 08/9/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn nút, cơng bố chính thức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa ASEAN, việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước như: giảm thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính; đơn giản hóa bộ hồ sơ, minh bạch và cơng khai hóa việc thực hiện thủ tục hành chính; tăng cường khả năng kết nối trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lư nhà nước, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với 05 Bộ, ngành, 07 Cục Hải quan địa phương, các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Phòng

hàng cấp quốc gia trong năm 2013, kết quả được công bố tháng 9/2014 với sự chứng kiến của các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và đại diện tổ chức quốc tế (WCO, ADB, USAID). Năm 2015, tiếp tục triển khai thực hiện cuộc đo với thành phần nêu trên, có sự giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Kết quả cuộc đo dự kiến sẽ công bố vào tháng 10/2015.

TỔNG KẾT

Nhìn chung, hệ thống chính sách xt khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay khá đầy đủ và chặt chẽ, có nhiều chính sách ưu đãi, thúc đẩy ngành xuất khẩu phát triển mạnh mẽ và thu lại nhiều thành tựu đáng kể trong nhiều năm qua. Nhà nước đã và đang khơng ngừng đổi mới chính sách sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại, năng động và biến chuyển từng ngày. Nhưng bên cạnh những ưu điểm thì các chính sách xuất khẩu cuả nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục nhanh chóng, kịp thời nếu muốn đưa nền xuất khẩu nước nhà tiến thêm một bước tới cạnh những cường quốc xuất khẩu khác trên thế giới. Bên cạnh việc đề ra những quyết sách của Chính phủ, ngành xuất khẩu muốn tiến lên càng nhanh thì bản thân nội lực của nó phải ra sức khơng ngừng thay đổi, mà nội lực của ngành chính là những doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay. Họ - những người sẽ quyết định vị thế của hàng xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam là những người cần tiếp cận tư duy tiến bộ và tự mình thay đổi phương thức sản xuất của bản thân để cùng với những chính sách tạo điều kiện của Nhà nước thúc đẩy ngành xuất khẩu Việt Nam ngày một phát triển thịnh vượng.

DANH MỤC TÀI LIỆU

 Sách tiếng Việt

Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, PGS.TS Phạm Duy Liên Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê

Giáo trình Kinh tế phát triển (2005), NXB Lao động

Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2017), Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Lao động

Bùi Khắc Bằng (2017), Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nơng, lâm sản của

tỉnh Hà Tĩnh, LATS Kinh tế

Trần Hoa Phượng (2011), Lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản

sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), LATS Kinh tế

Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2014), Tác động của xuất khẩu hàng hoá tới tăng

trưởng kinh tế Việt Nam, LATS Kinh tế

TS. Nguyễn Thanh Bình, TS. Nguyễn Thị Việt Hà (2017), Xuất khẩu dệt

may VN trong TPP, Sách chuyên khảo

TS. Đặng Ngọc Lợi (2006), Tiếp tục đổi mới chính sách xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2010, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp bộ 2005 – 2006

Bộ Công thương, Nâng cao khả năng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực

mới của Việt Nam

Bộ Công thương, Cẩm nang về các hiệp định thương mại tự do dành cho

doanh nghiệp nông sản – thực phẩm chế biến

Bộ Công thương (2014), Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2014 – 2015

Trung tâm WTO và hội nhập – Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

Tổng cục Hải quan Việt Nam (2017), Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2016 (bản tóm tắt)

Nguyễn Xuân Minh, Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 Các trang web

Phạm Thanh Hải (2013), Xuất khẩu hàng hóa và vai trị của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường

https://voer.edu.vn/m/xuat-khau-hang-hoa-va-vai-tro-cua-hoat-dong-xuat- khau-trong-nen-kinh-te-thi-truong/782c10ab

Các lý thuyết về thương mại quốc tế

http://www.dankinhte.vn/cac-ly-thuyet-ve-thuong-mai-quoc-te/

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam – các năm 2015,2016,2017

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/

Nguyễn Bích (2014), Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Australia

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1017_37266/Co-hoi-day-manh-xuat-khau- thuy-san-sang-Australia.htm

Nguyễn Huyền (2017), Vượt Mỹ - EU thành thị trường xuất khẩu thủy sản

số một của Việt Nam

http://vneconomy.vn/vuot-my-eu-thanh-thi-truong-xuat-khau-thuy-san-so- mot-cua-viet-nam-201711220921258.htm

Minh Anh (2017), Nhiều giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu

http://thanglong.chinhphu.vn/nhieu-giai-phap-mo-rong-thi-truong-xuat- khau

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách xuất khẩu hàng hóa của việt nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)