Đánh giá chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam (Trang 28 - 30)

Trong những năm qua, công tác quản lý xuất nhập khẩu đã dần được điều chỉnh phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu được điều chỉnh theo hướng tự do hóa và tương thích với chuẩn mực quốc tế. Kết quả là môi trường hoạt động xuất nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể, góp phần đáng kể vào những thành tựu lớn về thương mại. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng nhanh, và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, quá trình thực hiện đổi mới cơ chế chính sách thương mại đã có những bước tiến lớn và đạt được những thành tựu nhất định.

 Một là, chính sách quản lý xuất nhập khẩu ngày càng hồn thiện, thơng thoáng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với các cam kết quốc tế. Chúng ta đã xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong hoạt động

xuất nhập khẩu, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu vận hành theo cơ chế thị trường.

 Hai là, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được mở rộng, qua đó góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại. Sâu xa hơn, điều này góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, khiến hoạt động thương mại đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế.

 Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đơn giản, thuận lợi cho doanh nghiệp. Hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục tại Hải quan cửa khẩu, cơng tác hải quan ngày càng hồn thiện theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác khai báo hải quan.

 Bốn là, chính sách khuyến khích và mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương ở tầm vĩ mô đã và đang cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất và xuất khẩu, bảo đảm nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cho sản xuất.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống chính sách xuất nhập khẩu vẫn còn những hạn chế nhất định, thể hiện ở một số điểm sau:

 Một là, văn bản pháp quy liên quan đến chính sách quản lý xuất khẩu của các Bộ, ngành thường xuyên bổ sung, sửa đổi nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trước khi có hiệu lực. Trong khi đó, việc tham vấn doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức trong việc xây dựng các văn bản pháp quy này. Kết quả là doanh nghiệp và kể cả các cơ quan quản lý chưa có được sự chủ động cần thiết.

 Hai là, cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu và công tác tổ chức xuất khẩu, nhất là xuất khẩu những mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn chưa tốt, chưa tạo điều kiện xác lập mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, thương nhân xuất khẩu nhằm ổn định nguồn nguyên

liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và khả năng điều tiết lượng hàng xuất khẩu, đạt đến giá xuất khẩu cao.

 Ba là, việc vận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế chưa thực sự hiệu quả, các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này cịn thiếu, những văn bản đã có lại chưa đủ rõ dẫn đến việc triển khai khó khăn và chưa hiệu quả. Trong khi đó, đây là những biện pháp hữu hiệu và phù hợp với cam kết WTO để góp phần bảo vệ sản xuất trong nước.

Bốn là, chưa xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và chế độ kiểm tra đối với hàng nhập khẩu để góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng phù hợp với các quy định của WTO.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)