Định hướng xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam (Trang 30 - 33)

Một là, định hướng tăng cường mối quan hệ giữa phát triển thương mại trong nước với phát triển thương mại quốc tế.

Phát triển thương mại trong nước để khơi thơng các nguồn hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạ thấp các chi phí lưu thơng nội địa, kiểm sốt chất lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng quy mô nguồn hàng nhằm đảm bảo khả năng cung ứng hàng xuất khẩu đúng khối lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Phát triển thương mại trong nước với các hệ thống phân phối hàng hóa đủ sức tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu, từng bước tăng cường xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt đến các cơ sở bán lẻ ở ngồi nước. Phát triển

thương mại trong nước có khả năng kiểm sốt các nguồn hàng, luồng hàng nhập khẩu nhằm hạn chế tình trạng bn lậu, gian lận thương mại…

Hai là, phát triển thương mại trong nước theo hướng xây dựng cấu trúc ngành bán buôn bn, bán lẻ hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo cơng bằng và bình đẳng trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.

Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mơ khác nhau, có khả năng phát triển các phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán buôn & bán lẻ với cơ sở công nghiệp chế biến, hợp tác xã thương mại và dịch vụ, công ty cổ phần nông thôn và với hộ nông dân, trang trại, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ, hải sản. Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng/phân phối (lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) cho các sản phẩm nơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh đã được xác định trong chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phát triển các doanh nghiệp phân phối có đủ năng lực, chủ động, tích cực tham gia phát triển mối liên kết dọc theo từng sản phẩm, tham gia tư vấn từ khâu giống, kỹ thuật, vật tư đầu vào, sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ (trong và ngoài nước); xây dựng thương hiệu và ghi nhãn sản phẩm trong chuỗi liên kết này.

Ba là, phát triển thương mại quốc tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu để đảm bảo cân bằng cán cân thương mại, chuyển dịch mạnh cơ cấu xuất khẩu cả về mặt hàng và thị trường, tăng cường năng lực quản lý nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững.

Hồn thiện các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Nâng cao năng lực ban hành, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với các nước, ưu tiên đối với sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu mà Việt Nam chưa có điều kiện đánh giá sự phù hợp. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước, phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Tăng cường phổ biến thông tin về các biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra áp lực cần thiết với các nhà nhập khẩu và các nước đang gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam.

Khai thác hiệu quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, Trung Quốc, cũng như các chương trình hợp tác xây dựng tuyến đường giao thơng xun Á, các hành lang kinh tế để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, phát triển phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua Việt Nam.

Bốn là, phát triển mạnh thương mại điện tử tạo một bước chuyển biến về phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu và thương mại trong nước.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử liên quan tới việc thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, các quy định kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử là một ngành, nghề kinh doanh có mã đăng ký riêng, tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến.

Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng các ngành sản xuất và dịch vụ chính. Đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử.

Năm là, chú trọng nâng cao năng lực hỗ trợ, cung cấp dịch vụ hậu cần trong hoạt động thương mại.

Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp gia tăng quy mô, mở rộng phạm vi thương mại và nâng cao hiệu quả kinh doanh, kể cả trên thị trường trong nước và thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa.

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung trong các lĩnh vực như: Cơ sở dữ liệu tri thức về thương hiệu và quản trị kinh doanh; Cơ sở dữ liệu về nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước; Cơ sở dữ liệu về thị trường ngành hàng; Cơ sở dữ liệu về các văn bản pháp luật liên quan đến quy định các điều kiện gia nhập, tiếp cận thị trường xuất khẩu…

Củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin thị trường kể cả các thơng tin tình báo kinh tế tầm chiến lược và chiến thuật, trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đàm phán ký kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp thương mại…

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)