Các giải pháp chính sách tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu Việt

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam (Trang 33 - 41)

Nam.

2.1. Giải pháp về phía nhà nước

 Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu

- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu theo cơ chế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam.

- Tạo mơi trường pháp lý thơng thống để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu dây chuyền, máy móc thiết bị cơng nghệ cũ, ngun vật liệu chất lượng thấp, hàng tiêu dùng kém chất lượng, hàng giả nhằm phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

- Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, mơi trường đối với hàng xuất khẩu (các nhóm hàng cơng nghiệp xuất khẩu chủ lực, các nhóm hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực).

 Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày.

- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành cơng nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ôtô, dệt may, da giày và công nghệ cao.

- Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất.

- Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

 Phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa

- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà sốt các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.

- Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.

- Tăng cường cơ chế trao đổi thơng tin cấp Chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại với các nước: Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, thúc đẩy việc triển khai kết quả các kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ, Ủy ban Hỗn hợp. Triển khai tích cực có hiệu quả cơ chế họp này; Nghiên cứu xác định các thị trường mới, thị trường tiềm năng để đề xuất, thiết lập các cơ chế hợp tác Ủy ban Liên chính phủ, Ủy ban Hỗn hợp hỗ trợ thúc đẩy trao đổi thương mại; Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin ở các cấp hoạch định và thực thi chính sách để xử lý vướng mắc, rào cản thương mại và các vấn đề nổi cộm lớn, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an tồn thực phẩm tại các thị trường có yêu cầu khắt khe về điều kiện nhập khẩu.

- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập qn bn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Đổi mới mơ hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, khơng bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin về sự điều chỉnh các hàng rào thương mại của các nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc...) đối với hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp để ứng phó với những thay đổi về quy trình sản xuất và cơng nghệ chế biến nhằm thích ứng với tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước này, tăng khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.

 Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu

- Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nơng nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Rà sốt, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.

- Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, cân đối hài hịa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.

 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.

- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

- Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành sản xuất, xuất khẩu.

2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

 Tích cực tìm hiểu thơng tin về các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu

Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu thơng tin về các thị trường xuất khẩu (thị hiếu tiêu dùng, chính sách thương mại, các quy định đối với hàng nhập

khẩu, các luật về nông nghiệp, thực phẩm, kiểm dịch...) để chủ động trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Để bảo vệ người tiêu dùng và nền sản xuất nội địa, các nước phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc...) thường xuyên điều chỉnh luật pháp và chính sách, vì vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tích cực theo dõi và nắm tình hình khi các nước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm đối với hàng nhập khẩu để có sự chuẩn bị, tránh bị động, hạn chế thiệt hại.

Những doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu hàng hóa, hoặc những doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập khẩu máy móc thiết bị đầu tư cho sản xuất, nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần tích cực tìm hiểu thơng tin về các thị trường nhập khẩu (hàng hóa, chất lượng, giá cả...) để đảm bảo hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt và giá cạnh tranh.

 Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và được hưởng nhiều ưu đãi trong các FTA

Các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và được hưởng nhiều ưu đãi trong các FTA như hàng rau quả, thiết bị điện tử, hàng dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt và sản phẩm sắt, sản phẩm gốm sứ... Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ nội dung của từng FTA, lộ trình giảm thuế của các nước đối tác, yêu cầu về xuất xứ đối với từng mặt hàng...) và các hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng liên quan đến việc thực thi các hiệp định qua các trang web như http://www.moit.gov.vn, http://www.trungtamwto.vn,

http://www.asean.org... Doanh nghiệp tra cứu Phụ lục thuế để xem mặt hàng

xuất khẩu của mình được giảm thuế như thế nào theo từng FTA. Dựa vào mức thuế ưu đãi và xuất xứ nguyên liệu để khai và xin C/O form được hưởng nhiều ưu đãi nhất qua các tổ chức cấp C/O của Việt Nam (Ví dụ xuất khẩu sang Nhật Bản có thể dùng một trong hai loại C/O AJ hoặc VJ...).

 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đơn điệu và chất lượng hàng còn thấp khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thơng qua việc đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, chế tạo và chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000, HACCP...) đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường. HACCP là yêu cầu bắt buộc của các nước phát triển đối với thực phẩm chế biến trong nước và nhập khẩu từ nước ngồi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần từng bước chuẩn hóa các quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu.

Nếu muốn trụ vững trên thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc… các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến một nền sản xuất sạch hơn, ở đó chất lượng sản phẩm ln là vấn đề đặt lên hàng đầu chứ không phải là sản lượng và giá cả thấp. Do vậy, việc hình thành chuỗi liên kết là rất cần thiết để có thể cạnh tranh trên thị trường.

 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn

Doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế của từng thị trường và khả năng của doanh ng- hiệp; nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tránh các rào cản thương mại đã có và sẽ có trong tương lai. Đối với nhóm hàng nơng lâm thủy sản, cần nuôi trồng và khai thác nguồn nguyên liệu cho sản phẩm xuất khẩu ổn định, bền vững và hợp pháp để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường các nước phát triển.

Vấn đề sở hữu trí tuệ rất được coi trọng ở các quốc gia phát triển. Hàng hóa mang nhãn hiệu giả, sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty nội địa hoặc nước ngoài, sẽ bị cấm nhập khẩu vào các nước này. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách xây dựng thương hiệu, đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu dài hạn. Đặc biệt, khi hàng xuất khẩu đã có chỗ đứng trên thị trường thì nhất thiết doanh nghiệp phải đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa tránh bị mất hay tranh chấp thương hiệu.

Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của Việt Nam là hết sức cần thiết. Giải pháp ưu việt nhất là cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao, có xuất xứ tốt hơn là chỉ đơn giản cung cấp các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền. Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu với xuất xứ tốt là đặc biệt quan trọng. Khi hàng có thương hiệu sẽ nâng cao được hiệu quả xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, xuất khẩu càng có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, đặc biệt là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Việt Nam là một nước đang trên đường thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hịa nhập với khu vực và thế giới. Vì vậy, xuất khẩu được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất để thực hiện thành công các công nghiệp trên.

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan tuy nhiên công tác xuất khẩu của

chúng ta vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như quy mô và kim ngạch xuất khẩu nhỏ bé so với các nước trong khu vực, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cịn ở tình trạng lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, thị trường xuất khẩu còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường gần, thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn. Để hạn chế những khó khăn và tồn tại trên thì Nhà nước cần phải thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu cùng với các nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chiếm lĩnh thị trường. Tự đó, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.

Trong thời gian tới cùng với lộ trình tham gia AFTA và trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phù hợp để có thể mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài. Hi vọng những tiềm lực của Việt Nam cùng với những hệ thống chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đúng đắn của nhà nước ta sẽ là những nhân tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Cơng Thương (2015), Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của ngành công thương.

2. Bộ Công Thương (2010), Đề án Qui hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam 2010 - 2020, định hướng đến 2030.

3. Bộ Công Thương (2011), Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030., Hà Nội.

4. Bộ Công Thương (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030. 5. http://ttv24h.vn/xuat-khau-sang-my-nam-2017-uoc-dat-gan-40-ty- usd-a17031.html 6. https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/Print.aspx? ID=26699 7. https://voer.edu.vn/m/cac-chinh-sach-thuc-day-hoat-dong-xuat- khau/a13c47b1 8. https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-thue/quan-diem-va-dinh-huong- phat-trien-xuat-nhap-khau-nham-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-thoi-ky- 2011--2020.aspx 9. https://voer.edu.vn/m/khai-niem-va-vai-tro-cua-thi-truong-xuat-khau- voi-doanh-nghiep-xuat-khau/4992c8ee 10. https://voer.edu.vn/m/nghien-cuu-thi-truong-xuat-khau/1ec973fd 11. http://www.thesaigontimes.vn/165471/Thuong-mai-Viet-Nam-su-len- ngoi-cua-Han-Quoc.html 12. https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ ViewDetails.aspx?ID=1210&Category=Ph

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các chính sách phát triển thị trường xuất khẩu của việt nam (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)