II. Tập đoàn Samsung Việt Nam
3. Tìm kiếm hiệu quả
- Lao động có kỹ năng hoặc chi phí rẻ: Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào, có kỹ năng và được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là cần cù chịu khó, một trong những yếu tố góp phần quan trọng hạ giá thành sản xuất tất cả hàng hóa mà các cơng ty Hàn Quốc xuất khẩu sang thị trường các nước thứ ba.
Lực lượng lao động trẻ, giá rẻ: là một lợi thế mà Việt Nam dần lấy lại được từ Trung Quốc (sẽ được giải thích kỹ hơn trong mục 2.2.4). Lao động giá rẻ giúp Samsung hạ thấp chi phí sản xuất, tạo cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so với Apple. Trong lúc nhiều nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang Trung Quốc để được lắp ráp thành sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm hồn chỉnh.
Lao động có kỹ năng: Ở thời điểm năm 2008, lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam chiếm 14,3%, đến năm 2016 tỷ lệ này là 20,6%; bình qn lao động có tay nghề cả nước giai đoạn này chiếm tỷ trọng khoảng 16,9%.
- Chi phí đầu vào : vận tải, truyền thơng
Vận tải: Vị trí địa lý của Bắc Ninh vơ cùng thích hợp với các dự án lớn,
Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên viêc vận
chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường tồn
cầu là điều rất dễ dàng.
Truyền thơng: Bộ máy lãnh đạo của tỉnh đã quán triệt từ trên xuống
dưới phải có ý thức thu hút, tạo điều kiện hết cỡ trong khn khổ chính sách cho phép đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngồi, có cơng nghệ cao như Samsung.
Một điều rất quan trọng khác là Bắc Ninh đã giải quyết được hài hồ quan hệ lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp khi giải phóng đất đai, cung cấp mặt bằng. Cái đó họ làm khá rốt ráo, hợp tình hợp lý, được người dân ủng hộ
- Các thỏa thuận hội nhập khu vực
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Trong khn khổ ASEAN: Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu
rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện mơi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
Trong khuôn khổ APEC: APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn
nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam
Trong khuôn khổ ASEM: ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối
tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hịa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Việc tham gia các thỏa thuận hội nhập khu vực mang lại cho Việt Nam những tác động tích cực tới nền kinh tế. Điển hình, thị trường ngồi nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. Đây cũng chính là 1 trong những lí do mà các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng (bao gồm cả Samsung) lựa chọn đầu tư tại Việt Nam.