II. Tập đoàn Samsung Việt Nam
3. Biện pháp làm giảm tiêu cực phí
Tham nhũng trong khu vực tư xảy ra trên nhiều lĩnh vực như: Cung cấp dịch vụ điện nước, cơ sở hạ tầng, cho th mặt bằng hay tình trạng móc nối, hối lộ trong lĩnh vực ngân hàng để cho vay sai nguyên tắc, một số nhân viên ngân hàng, kho bạc, quỹ tín dụng lợi dụng nhiệm vụ được giao để mua chứng khoán hoặc cho vay lại với lãi suất cao hơn, khi bị thua lỗ, lừa đảo mất khả năng trả nợ, gây thiệt hại lớn. Đặc biệt, đã xuất hiện loại tội phạm tham nhũng mới với tính chất hết sức nghiêm trọng như tham ô, cố ý làm trái và lừa đảo qua mạng hay các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán (như
sử dụng thơng tin nội bộ để mua bán chứng khốn - giao dịch nội gián hay thao túng giá chứng khoán…).
Các hành vi tham nhũng này đã gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Đồng thời, dưới góc độ kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tư sẽ làm tăng chi phí và giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp, làm hình thành những thói quen kinh doanh thiếu lành mạnh, làm méo mó bản chất các quan hệ kinh tế.
Một trong 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu rõ tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật Phịng, chống tham nhũng đó là “Từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) hàng năm xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo "mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới cơng chức và chính trị gia". Điểm số CPI càng cao thì tính minh bạch càng cao. Năm 2008, điểm số CPI của Việt Nam là 2.7/10 (tương đương 27/100). Đến năm 2012, điểm số CPI của Việt Nam là 31/100. Gần đây nhất, điểm số của Việt Nam vào năm 2018 là 33/100. Việc tăng điểm số CPI của Việt Nam trong 10 năm qua dù mức tăng không đáng kể cũng thể hiện một phần những nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm thiểu các tiêu cực phí.
Tháng 6/2019, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội thảo “Bắc Ninh: Cải thiện môi trường kinh doanh – Động lực mới trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp”. Hội thảo nhận được các ý kiến tham luận của các lãnh đạo sở, ngành, địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện các chỉ số giảm điểm; trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy nhanh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng; thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; minh bạch hóa việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt
bằng sản xuất, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi tiêu cực, cơng khai minh bạch trong việc tiếp nhận thông tin, kiểm tra giám sát quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…