Tác động của chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung đến dòng vốn FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 28 - 33)

Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp (%)

2.2 Tác động của chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung đến dòng vốn FDI vào Việt Nam

Việt Nam

2.2.1 Quy mơ dịng vốn FDI chảy vào Việt Nam

Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16.74 tỷ USD, tăng 69.1% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của 5 tháng trong vòng 4 năm trở lại đây. Đây chính là những con số biết nói khởi đầu cho quá trình chuyển dịch dịng vốn vào Việt Nam. Tuy nhiên việc đón nhận dịng vốn như thế nào cũng là một bài toán cân đo đong đếm lợi ích đặt ra với Việt Nam.

Trong năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 38.2 tỷ USD, tăng 7.2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 20.38 tỷ USD, tăng 6.7% so với cùng kỳ năm 2018. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30827 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362.58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 21178 tỷ USD, bằng 58.4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Bảng 2. 3: Thành phần vốn đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2019

Thành phần vốn đầu tư 11 tháng năm 2019 Số dự án/ số lượt góp vốn Tổng số vốn đăng ký (tỷ USD) Tăng so với cùng kỳ 2018(%) Cấp mới 3883 dự án 16.75 27.5 Điều chỉnh vốn 1381 dự án 5.8 18.1 Góp vốn, mua cổ phần 9842 lượt góp vốn 15.47 56.4

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư, 2019

Những số liệu trên cho thấy, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng đáng kể so với những năm trước đây. Ngoài ra, theo số liệu thống kê về

việc cấp vốn mới, điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần từ Bảng 2 có thể thấy rằng số vốn cấp mới của năm 2019 đạt 16.75 tỷ USD, tăng 27.5% so với cùng kỳ năm ngối; góp vốn, mua vốn cổ phần với tổng số vốn đăng ký đạt 15.47 tỷ USD cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam và cũng khẳng định năng lực thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Sự biến động của tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tư nước ngoài từ 2015 - 2019 sẽ được biểu diễn bởi Biểu đồ 2.5 dưới đây:

Biểu đồ 2. 5: Tổng số vốn giải ngân cho các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn 2015 – 2019 ( đơn vị: tỷ USD)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015 – 2019

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy tổng số vốn của các dự án được giải ngân tăng liên tục qua các năm từ 2015 đến 2019. Năm 2018, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, các nghiên cứu thị trường đã nhận định có khả năng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ chuyển hướng từ Trung Quốc vào Việt Nam, tuy nhiên thực tế cho thấy, số vốn được giải ngân cho các dự án trong năm 2018 và 2019 có tăng trưởng đều đặn nhưng chưa đạt được mức đột biến. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân trong năm 2018 đạt 19.1 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm 2017, trong đó các dự án được giải ngân năm 2019 đạt 20.38 tỷ USD, chỉ tăng 6.7% so với năm 2018.

Theo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội Quốc gia, trong ngắn hạn việc Mỹ đánh thuế với hàng Trung Quốc đã buộc nhiều công ty phải dời Trung Quốc để dịch chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Một khảo sát riêng của Ngân hàng Thế giới (WB) về 33 công ty đã dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu càng khẳng định thêm điều này. Có tới 23 cơng ty trong số đó đã chuyển đến Việt Nam, phần còn lại chuyển đến Malaysia, Thái

0 5 10 15 20 25 2015 2016 2017 2018 2019 14.5 15.8 17.5 19.1 20.38

Lan và Campuchia, đây là tác động quan trọng của thương chiến Mỹ-Trung đối với tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong hội nghị nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Thương chiến Mỹ - Trung và tác động với Việt Nam, được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 29/7/2019, Diễn giả Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) khẳng định chưa có đủ cơ sở để khẳng định FDI đang thực sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Có thể cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã có tác động tích cực tới Việt Nam, FDI là nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô đầu tư xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và giải quyết vấn đề việc làm. Ngoài ra, nguồn vốn FDI tăng còn giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đóng góp đáng kể trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí nhân cơng thấp hơn, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường vĩ mơ và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và tham gia nhiều FTA lớn, do đó Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng của dòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức lớn khiến dòng vốn này có thể tìm đến các thị trường khác, đó là chi phí nhân cơng và tiền th đất ngày càng tăng, những nút thắt cổ chai về giao thông, cảng biển và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Hiện nay Trung Quốc đang thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn FDI, hỗ trợ các nhà đầu tư tận dụng thị trường Trung Quốc, vốn FDI vào quốc gia này liên tục tăng. Có thể thấy dịng vốn FDI vào Việt Nam đang chững lại, Malaysia và Indonesia là những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

2.2.2 Đối tượng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam

Trong năm 2019, đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7.92 tỷ USD, chiếm 20.8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đồng thời Việt Nam cũng là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ tư của Hàn Quốc, các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc như Samsung, LG,

Lotte,…luôn là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin truyền thông; kinh doanh bất động sản. Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh là những nơi thu hút nhiều FDI Hàn Quốc nhất.

Bảng 2. 4: Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam theo đối tác năm 2019

Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới Số lượt dự án điều chỉnh Vốn đăng ký điều chỉnh Số lượt góp vốn mua cổ phần Giá trị góp vốn, mua cổ phần( triệu USD) Tổng vốn đăng ký( triệu USD) Hàn Quốc 1137 3668.76 457 1580.26 2959 2667.98 7917.00 Hồng Kông 328 2811.88 100 606.16 191 4450.58 7868.62 Singarpore 296 2100.94 90 290.50 658 2691.28 4501.71 Nhật Bản 435 1820.69 220 1070.79 787 1246.12 4137.60 Trung Quốc 683 2373.37 145 650.36 1925 1039.21 4062.94 Đài Loan 152 860.62 90 304.81 733 676.86 1842.292

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019

Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7.87 tỷ USD (trong đó, có 3.85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48.9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông), ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản xuất điện và kinh doanh bất động sản luôn được Hồng Kơng chú trọng.

Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.5 tỷ USD, chiếm 11.8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kơng có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cụ thể: đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1.65 lần, từ Hồng Kông tăng 2.4 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Về phía Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota đã và đang tiếp tục xây dựng các nhà máy trên khắp nước ta. Bên cạnh đó, nhờ nguồn nhân cơng giá rẻ, thị trường tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng trong nước, tập

đoàn AEON đã xây dựng các trung tâm thương mại lớn tại 3 thành phố trọng điểm của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

2.2.3 Lĩnh vực đầu tư

Trong năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 24.56 tỷ USD, chiếm 64.6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.

Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2019 theo ngành

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019

Có thể thấy cơng nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực nóng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi bởi vì đây là lĩnh vực thu hút nhiều lao động, nhân công giá rẻ, lượng xuất khẩu nhiều, tuy nhiên nhập khẩu là khá lớn. Việt Nam là nơi phù hợp với các yếu tố cần của ngành cơng nghiệp trên, ngồi ra nước ta đang nỗ lực để triển khai dự án “Nâng cấp, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư” nhằm xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao trình độ tay nghề lao động để tăng cơ hội thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3.88 tỷ USD, chiếm 10.2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là kết quả của nỗ lực cải cách thủ tục hành chính như hàng loạt các điều luật liên quan trực tiếp đến hoạt

65% 10% 10%

7%

4% 3%

11%

Cơ cầu thu hút vốn đầu tư theo ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo

Hoạt động kinh doanh bất động sản

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

Hoạt động chun mơn, khoa học cơng nghệ

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

động của thị trường bất động sản được cải thiện như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến bất động sản,... tạo nền tảng và động lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Tiếp theo là các lĩnh vực bán bn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học cơng nghệ và nhiều lĩnh vực khác.

Như vậy, có thể cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã có tác động tích cực tới Việt Nam, FDI là nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô đầu tư xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và giải quyết vấn đề việc làm. Ngoài ra, nguồn vốn FDI tăng còn giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đóng góp đáng kể trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt với vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí nhân cơng thấp hơn, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường vĩ mơ và chính trị ổn định. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cải thiện được rất nhiều các số liệu kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)