Xu hƣớng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 33 - 36)

Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp (%)

2.3 Xu hƣớng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tớ

2.3.1 Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng căng thẳng

Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là điện tử, chất bán dẫn, hàng may mặc, giày dép, đồ thể thao và đồ nội thất. Việt Nam thường đóng vai trị là OEM của Trung Quốc trong các ngành này và chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu trung gian để sản xuất tại Trung Quốc. Mặt khác, theo Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vì hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi thuế quan cũng được tiêu thụ và sản xuất tại Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm này trực tiếp sang Hoa Kỳ, và do đó giành được nhiều thị phần hơn từ các sản phẩm Trung Quốc chịu thuế khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đồng thời, nó có thể thu hút thêm vốn đầu tư vào các ngành này, từ đó tạo ra nhiều việc làm hơn, tăng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam.

Mỹ -Trung gia tăng căng thẳng sẽ càng làm cho dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhiều hơn khi các doanh nghiệp Trung Quốc đổ vào đầu tư ở Việt Nam vừa tránh được mức thuế quan rất cao của Mỹ, lại tận dụng được nguyên tắc xuất xứ từ Việt Nam tại các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Sẽ rất có khả năng có nhiều hơn các vụ doanh nghiệp Trung Quốc móc nối với nhà sản xuất Việt Nam để gắn mác “Made in Vietnam” cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc với những cách tinh vi hơn mà khi bị Mỹ phát hiện Việt Nam sẽ phải gánh hậu quả nặng nề.

Theo các chuyên gia kinh tế, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam năm 2020 tiếp tục tăng lên trong các ngành thâm dụng lao động, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và các dịch vụ tư vấn. Các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới cũng dự kiến sẽ có các dự án đầu tư vào Việt Nam trong các ngành yêu cầu công nghệ cao, phát triển thành phố thông minh, xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật mới.

Đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung diễn biến căng thẳng, Mỹ áp 25% thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sau thỏa thuận 15/01/2020, khiến các cơng ty Trung Quốc phải tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngồi để đối phó với lệnh áp đặt thuế quan của Mỹ. Trong bối cảnh đó, các cơng ty Trung Quốc sẽ tìm kiếm cơ hội và chuyển sang đầu tư vào thị trường lân cận. Do đó, Việt Nam sẽ là thị trường mà các nhà đầu tư Trung Quốc nhắm tới, dòng vốn FDI từ Trung Quốc tới Việt Nam sẽ tăng trong giai đoạn 2020-2021.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, tỉ trọng hàng chịu thuế trừng phạt lớn nhất là ở máy móc thiết bị cơ khí, điện - điện tử, vốn là những hoạt động thương mại, chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất, tỷ trọng lớn thuộc về các tập đoàn đa quốc gia. Trong ngắn hạn, các tập đoàn này vẫn có khả năng điều chỉnh suôn sẻ hoạt động sản xuất giữa các nhà máy của họ trên toàn cầu. Về trung hạn, với kỳ vọng chiến tranh thương mại sẽ kéo dài thì các nền kinh tế ở Đơng Nam Á có lợi thế về sản xuất công nghiệp chế biến – chế tạo hướng vào xuất khẩu sẽ là điểm đến hấp dẫn cho cả dòng FDI từ các tập đoàn đa quốc gia. Đây là yếu tố tích cực nhất về trung hạn cho nền kinh tế Việt Nam.

Chiến tranh thương mại kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử vì nó tạo ra nhiều rào cản phát sinh

trong tiếp cận nguyên liệu thô và linh kiện nhập khẩu. Không loại trừ khả năng Tổng thống Trump sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế nhằm thu hút các công ty Mỹ đang đầu tư ở các quốc gia khác trở về nước để đầu tư.

Như vậy, nhìn chung các dự báo đều cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ- Trung gia tăng căng thẳng sẽ góp phần làm cho dịng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, sự tác động là tiêu cực hay tích cực cịn phải phụ thuộc vào thời gian diễn ra sự căng thẳng đó trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2.3.2 Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giảm căng thẳng

Trong diễn biến mới nhất, Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, rút lại một số thuế quan và đẩy mạnh việc mua sản phẩm Mỹ của Trung Quốc, hạ nhiệt chiến tranh thương mại.

Chia sẻ với tờ báo The LEADER, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đánh giá việc đạt được thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng phần nào tác động đến dòng FDI từ Trung Quốc và Hồng Kông, tuy nhiên không quá lớn. Nguyên nhân là do bản thân Việt Nam cũng nổi lên là một địa điểm thu hút FDI có nhiều lợi thế như lao động giá rẻ, sở hữu hàng loạt hiệp định thương mại (FTA). Do đó, dù khơng có thương chiến Mỹ - Trung, các nhà đầu tư nước ngồi vẫn tìm đến Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi đó và căng thẳng thương mại chỉ là yếu tố thúc đẩy mạnh hơn. Bên cạnh đó, FDI mang tính lâu dài và các nhà đầu tư phải phân bổ rủi ro. Dù Washington và Bắc Kinh hiện đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 nhưng tương lai vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. “Những doanh nghiệp có ở cả Trung Quốc và Việt Nam thì sẽ phân bố bớt phần sản xuất sang Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp mới lựa chọn Việt Nam bởi những lợi thế rõ ràng hơn nhiều nước xung quanh”, ơng Thế Anh phân tích.

Chia sẻ cùng quan điểm, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp, Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, lưu ý dòng vốn đầu tư, nhất là từ Hồng Kông và Trung Quốc đã di chuyển sang Việt Nam trong một số năm vừa qua chứ không chỉ năm 2019 do chiến tranh thương mại. Căng thẳng chiến tranh thương mại là một xúc tác khiến tiến trình dịch chuyện đó diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, nếu hai bên tiến tới bình thường hóa quan hệ, có thể có những tác động khơng tốt lắm cho thị trường Việt Nam trong việc luân chuyển hàng hóa và xuất khẩu của Việt Nam tới từng nước này. Cùng đó, các nhà đầu tư của Mỹ ở Trung Quốc khi thấy cuộc chiến thương mại xuống thang hoặc hịa giải thì họ khơng cịn ý định rời khỏi Trung Quốc để sang Việt Nam.

Như vậy, theo những dự báo, dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn sẽ tăng vì Việt Nam vẫn sẽ được nhận định là thị trường hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài nhờ những lợi thế vốn có. Do bản thân Việt Nam cũng nổi lên là một địa điểm thu hút FDI có nhiều lợi thế như lao động giá rẻ, sở hữu hàng loạt hiệp định thương mại (FTA). Do đó, dù khơng có thương chiến Mỹ - Trung, các nhà đầu tư nước ngồi vẫn tìm đến Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi đó và căng thẳng thương mại chỉ là yếu tố thúc đẩy mạnh hơn. Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một xúc tác khiến tiến trình dịch chuyện đó diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn.

2.3.3 Trong bối cảnh chiến trang thương mại Mỹ - Trung giữ nguyên trạng thái

Có lẽ giai đoạn một của quá trình đàm phán của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kết thúc vào cuối năm 2019 vẫn chưa đạt được nhiều thỏa thuận đáng kể và vẫn để lại nhiều lo ngại cho các chuyên gia kinh tế. Ngày 13/12/2019, Nhà Trắng ồn ào thông báo đạt được thỏa thuận sơ bộ với Trung Quốc sau 18 tháng “chiến tranh”. Sau đó, Bắc Kinh đã thơng báo tạm giảm thuế nhập khẩu nhắm vào 850 mặt hàng nhập từ Mỹ kể từ ngày 01/01/2019. Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc sẽ mua thêm 200 tỷ đô la hàng của Mỹ trong hai năm sắp tới, điều này cho phép Mỹ thu hẹp thâm hụt ngân sách với đối tác thương mại châu Á. Ngoài ra, Nhà Trắng đặc biệt nhấn mạnh rằng cùng thời gian, Trung Quốc sẽ mua vào thêm 32 tỷ nông phẩm của Mỹ.

Theo Thanh Hà (2020)1,sau giai đoạn 1 đàm phán, cả phía Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều ít đi sâu vào chi tiết hai địi hỏi chính của Washington : một là Bắc Kinh ngừng trợ giá cho các doanh nghiệp nước này, tạo sân chơi bình đẳng giữa các

1

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)