Phản ứng chính sách của Việt Nam trƣớc sự thay đổi của dòng vốn FD

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 39 - 47)

CHƢƠNG 3: PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

3.1. Phản ứng chính sách của Việt Nam trƣớc sự thay đổi của dòng vốn FD

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung vẫn chưa có hồi kết, tác động của nó lên kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã biểu hiện rõ. Nhìn chung, theo các nhà kinh tế và giới lãnh đạo cho biết rằng trong ngắn hạn các tác động tích cực có thể lớn hơn các tác động tiêu cực, tuy nhiên về dài hạn, tổn thất do rủi ro bị Mỹ áp thuế, tổn hại mơi trường và suy giảm tăng trưởng có thể rất nặng nề. Mặc dù vậy, trước khi chiến tranh thương mại bùng phát, ngay từ những tháng đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” như là quan điểm xuyên suốt trong điều hành. Sau khi chiến tranh thương mại bùng phát, với việc đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh, nhiều chuyên giá kinh tế Việt Nam đề xuất chính phủ phải có những giải pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn khẳng định khơng thay đổi các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018. Khơng chạy trước đón đầu biến động thị trường tài chính quốc tế như nhiều người khuyến nghị khi chưa có yếu tố tác động cụ thể.

Đối với các hoạt động liên quan đến FDI, khi đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ, châu Âu và châu Á chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc sang nước thứ ba. Mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lượng hàng hóa khơng xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư nước ngồi để đối phó với các biện pháp của Mỹ, thì Việt Nam nằm trong những sự lựa chọn hàng đầu. Theo đó chủ trương của chính phủ, vẫn sẽ tiếp tục duy trì một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, phát triển hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tạo sức lan tỏa tích cực từ dịng vốn FDI trong bối cảnh mới.

3.1.1. Chính sách về thuế

Cùng với các chính sách khác, chính sách thuế đã đóng góp tích cực trong thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Thời kỳ này, chính sách thuế đã góp phần hướng tới xóa bỏ sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Chính sách thuế tập trung chủ yếu vào thuế thu nhập DN (TNDN), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ tiến hành cải cách thuế giai đoạn 4. Trong giai đoạn này, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Việc áp dụng mơ hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất lượng thấp, giá rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững. Theo đó, cải cách hệ thống thuế giai đoạn này hướng đến thực hiện mục tiêu thay đổi mơ hình tăng trưởng. Cụ thể như sau:

Về thuế TNDN: Thay đổi quan trọng nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh về thuế và thu hút đầu tư là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông. Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016 đến nay). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, ngành nghề thuộc diện ưu đãi thuế như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản (không áp dụng ưu đãi đối với lĩnh vực chế biến lâm sản); sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất có quy mơ vốn lớn và cơng nghệ cao. Thay đổi quan trọng về ưu đãi đầu tư từ năm 2013 là chuyển việc ưu đãi đầu tư cho doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi sang ưu đãi cho thu nhập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.

Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2019 tiếp tục kế thừa những quy định ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

với một số sự điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh mới. Theo đó, Luật đã bổ sung thêm biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định CPTPP. Trong đó, danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện hiệp định CPTPP quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định mơ tả hàng hóa, mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, mức thuế suất tuyệt đối theo các giai đoạn được nhập khẩu từ các nước quy định tại điểm b khoản 6. Điều này đối với từng mã hàng. Đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2019 đã tạo ra khung pháp lý đầy đủ, toàn diện, đơn giản và minh bạch về thủ tục hành chính cho việc thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong giai đoạn mới khi Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP.

3.1.2. Chính sách về đất đai

Theo đánh giá từ các địa phương cho thấy, các chính sách ưu đãi đất đai hiện hành về cơ bản là phù hợp, đồng bộ các quy định của pháp luật về quản lý thuế, đất đai và đầu tư. Các quy định về ưu đãi đất đai góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng cần được ưu đãi, hỗ trợ và các lĩnh vực cần được khuyến khích đầu tư. Đồng thời, chính sách ưu đãi đất đai đã và đang phát huy vai trị như là một cơng cụ nhằm thu hút đầu tư vào các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Từ đó, có tác động tích cực vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm cơng ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân tại các vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

Luật Đất đai mở cửa cho các nhà đầu tư FDI tham gia vào thi trường bất động sản được thừa hưởng từ năm 2014, thay thế Luật Đất đai năm 2003 với một số cải cách về các điều khoản mua bán đất và giá đất nhằm tăng cường sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, được các nhà đầu tư hồ hởi đón nhận.Theo Luật Đất đai 2014, quyền sở hữu đất đai tiếp tục thuộc về sở hữu toàn dân, được đại diện và quản lý bởi Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngồi hiện nay có quyền như nhà đầu tư trong nước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai. Dưới bộ luật này, Việt kiều và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có thể được giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. Những người thuê đất trả tiền một lần trước ngày luật có hiệu lực có thể tiếp tục sử

dụng đất trong thời gian thuê còn lại, hoặc có thể đổi sang hình thức giao đất đóng tiền sử dụng đất.

Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi của các dự án đầu tư thường.

Tại phiên thảo luận thứ nhất của Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam năm 2019 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đối tác phát triển tổ chức ngày 19/9/2019, tại Hà Nội, TS. Cao Viết Sinh đã đưa ra một số định hướng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học công nghệ để thúc đẩy huy động nguồn lực và đổi mới sáng tạo. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của cộng đồng, doanh nghiệp trong và ngồi nước. Bảo đảm minh bạch thơng tin về thị trường đất, quyền sử dụng đất, xác định giá trị quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường thông qua đấu giá, đấu thầu, thỏa thuận mua bán theo thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh.

Bên cạnh đó, cần rà sốt, hồn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để đảm bảo tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác của Nhà nước; Xác định rõ đối tượng được hưởng ưu đãi về đất đai để ưu đãi của Nhà nước đến được trực tiếp với người được thụ hưởng. Việc ưu đãi phải thực chất và chỉ nên thực hiện đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách.

3.1.3. Chính sách về ngoại hối và tỷ giá

Áp lực lên tỷ giá trong hai năm gần đây chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là (i) kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4.8% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng; và (ii) cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến lo ngại rủi ro chính sách tăng, giảm đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong khu vực mất giá khá nhiều (CNY mất giá -5.9%, KRW -5.5%, MYR -3.3%, SGD -2.6%,...),

trong khi đây là những đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tính tỷ giá trung tâm của NHNN.

Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm 2018, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng, thậm chí NHNN cịn mua vào được USD do thị trường dư nguồn cung. Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh và FED nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn. Sau đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục chịu áp lực lớn và chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY cũng bắt đầu tạo đỉnh ngắn hạn.Từ giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định.

Xét chung cả năm, việc VND giảm 2.7% so với USD cho thấy VND ổn định hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực. Những chuyển biến tích cực trong bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đã phần nào triệt tiêu bớt ảnh hưởng tiêu cực từ thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN cũng như niềm tin cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Ngoài ra, cán cân thương mại ghi nhận con số thặng dư ở mức kỷ lục (khoảng 7 tỷ USD). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao bất chấp những biến động trên thị trường thế giới.

Hoạt động M&A, thoái vốn và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dù khơng đạt sơi động như kỳ vọng, xong cũng ghi nhận dịng vốn khoảng 2-3 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, dù chỉ số thị trường chứng (TTCK) giảm và nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi (khoảng 30 tỷ USD), nhưng dòng vốn ngoại vẫn mua ròng trên TTCK Việt Nam khoảng 1.5-2 tỷ USD. Cùng với đó, kiều hối năm 2018 ước đạt khoảng 16 tỷ USD (tăng 16% so với năm 2017), trong khi nhu cầu vay ngoại tệ giảm (do chênh lệch lãi suất vay VND-USD vẫn khá lớn, trong khi tỷ giá trong tầm kiểm soát), cho thấy quan hệ cung – cầu ngoại tệ khá ổn, tạo dư địa điều hành chính sách tỷ giá của NHNN.

Mặc dù tỷ giá năm 2018 có mức tăng khá cao so với các năm trước nhưng xét về tổng thể, có thể nói năm 2018 vẫn là một năm thành công trong công tác điều hành tỷ giá của NHNN. NHNN đã điều tiết tỷ giá tương đối nhịp nhàng thông qua 2 phương thức chính là cơ chế tỷ giá trung tâm và mua bán ngoại tệ linh hoạt. Nhìn chung, các chính sách điều tiết tỷ giá của NHNN đã thể hiện rõ tính chủ động, linh

hoạt trước những biến động của thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế, với một số chính sách điều hành nổi bật trong năm 2018.

Ngay đầu năm 2018, NHNN đã triển khai cơ chế mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng ở mức tỷ giá kỳ hạn cao hơn 75 điểm so với tỷ giá giao ngay. Động thái này nhằm 2 mục đích chính: (i) tiếp tục hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NHTM; và (ii) khuyến khích NHTM bán ngoại tệ kỳ hạn nhằm giảm bớt áp lực dư thừa thanh khoản trên thị trường tiền tệ, thông qua tạo mức chênh lệch lãi suất VND-USD đủ hấp dẫn. Kết quả mang lại khá tích cực khi NHNN đã mua được khoảng 10 tỷ USD từ các NHTM trong 6 tháng đầu năm 2018.

Đến giữa năm, khi tỷ giá trong nước chịu áp lực rất lớn từ diễn biến của thị trường quốc tế (chiến tranh thương mại leo thang, FED tăng tốc độ thắt chặt tiền tệ, vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi), NHNN đã lần lượt thực hiện hai điều chỉnh về yết giá bán ngoại tệ. Lần thứ nhất, yết giá bán ở mức 23.050 trong bối cảnh thanh khoản thị trường căng thẳng, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức âm. Sau khi tỷ giá liên tục duy trì ở mức cao thậm chí vượt tỷ giá bán ra 23.050, NHNN đã thay đổi giá bán ngoại tệ linh hoạt theo công thức là tỷ giá bán ra = tỷ giá trần – 50 điểm. Nhìn chung, cả hai lần điều chỉnh này đều có tác động tích cực đến thị trường: (i) đưa tỷ giá về một mặt bằng mới phù hợp hơn với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế; (ii) giải tỏa tâm lý của thị trường sau những áp lực dồn nén liên tục trước đó. Ngồi ra, NHNN cũng thể hiện rõ quan điểm chuyển dịch theo hướng “linh hoạt hơn”, để thị trường tự điều tiết phù hợp với diễn biến của thị trường.

Cuối tháng 11, NHNN tiếp tục linh hoạt trong việc điều hành chính sách khi triển khai cơ chế mới, bán kỳ hạn có thể hủy ngang, kỳ hạn 31/1/2019 ở mức tỷ giá 23.462, áp dụng trong hai ngày 23 và 26/11. Động thái này giúp tâm lý thị trường ổn định hơn thông qua việc tăng nguồn cung ngoại hối tiềm năng cho các NHTM mà không gây áp lực lên thanh khoản VND, đồng thời bảo vệ dự trữ ngoại hối và định hình mặt bằng tỷ giá mới cho các NHTM trong thời điểm cuối năm và trước Tết Nguyên đán 2019. Với các biện pháp thay đổi giá bán ngoại tệ một cách linh hoạt, trong 6 tháng cuối năm, NHNN đã bơm ra thị trường tổng cộng gần 7 tỷ USD, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.

Bên cạnh đó, từ cuối năm 2018 đến ngày 6/12/2019, NHNN đã nâng tỷ giá trung tâm thêm khoảng 1,5% (từ mức 22.825 VND/USD lên mức 23.164 VND/USD). Theo đó, giá mua - bán USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) vào cuối năm 2019 gần như không thay đổi so với cùng thời điểm năm 2018, dao động quanh mức 23.100 VND/USD (mua vào) và 23.250 VND/USD (bán ra). Tỷ giá VND/USD luôn theo sát những diễn biến trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)