Một số giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 47 - 52)

CHƢƠNG 3: PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

3.2 Một số giải pháp đề xuất

Cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước lớn nhất nhì thế giới đang có ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu của guồng máy kinh tế thế giới (trong đó có Việt Nam) đang trong giai đoạn tăng tốc tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đầy hăm hở, theo cả bề rộng và bề sâu, trước mắt và lâu dài.

Vì vậy, cả doanh nghiệp và nhà nước cần có những biện pháp và chính sách phù hợp để có thể phản ứng nhanh và kịp thời trước những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là dòng vốn FDI vào Việt Nam.

3.2.1 Đối với nhà nước

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngồi có hiệu lực (1988), đến nay khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã khẳng định được vị trí của mình và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vậy chính phủ cần có những giải pháp chính sách phù hợp nào để thu hút vốn đầu tư FDI hơn nữa? Một số chính giải pháp chính sách điển hình mà chính phủ nên điều chỉnh như sau:

Giải pháp về luật pháp, chính sách:

Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư…..); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gian gần đây có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các cơng trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.

Giải pháp về quy hoạch:

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch cịn thiếu; rà sốt để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.

Hồn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, cơng bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:

Tiến hành tổng rà sốt, điều chỉnh, phê duyệt và cơng bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thốt nước, vệ sinh mơi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thông tin.

Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện…

Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế - giáo dục, bưu chính - viễn thơng, hàng hải, hàng không.

3.2.2 Đối với doanh nghiệp

Trong định hướng thu hút FDI thế hệ mới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khơng cịn là “nhà thầu phụ” nữa mà trở thành các đối tác, hợp tác với các doanh nghiệp FDI ở nhiều lĩnh vực như công nghệ cao, R&D...và hướng tới thị trường khu vực và toàn cầu. Doanh nghiệp có thể có những chiến lược trong kết nối và mở rộng quan hệ quốc tế để thu hút nguồn vốn FDI như sau:

Để thúc đẩy liên kết giữa hai khu vực này, gốc rễ là phải làm cho khu vực tư nhân trong nước mạnh lên, có năng lực, có trình độ quản trị, có khả năng cạnh tranh. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngồi khéo léo hơn sẽ làm cho các doanh nghiệp FDI có động lực và lợi ích để chủ động liên kết với khu vực tư nhân trong nước.

Nếu chúng ta khơng tự nâng cao năng lực thì chúng ta sẽ bị các doanh nghiệp FDI bỏ rơi. Thu hút vốn FDI nhưng không mang lại giá trị gia tăng lớn và lợi ích cho các doanh nghiệp. Do đó, cần cải thiện hiệu quả hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp trong nước cần đào tạo lao động tốt hơn để nắm bắt được công nghệ mới.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp đột phá và thực tế để cải thiện cũng như thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả, vận hành quỹ phát triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư cơng nghệ cao…

Đẩy mạnh tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng, để có thể đẩy mạnh tham gia vào chuỗi cung ứng doanh nghiệp khơng có con đường nào khác là đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng chiến lược kinh doanh, thương hiệu và từng bước tích tụ vốn để tăng năng lực sản xuất, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

Các doanh nghiệp định hướng hoạt động của mình sao cho cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt đối với những ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế, như nơng sản và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, nên đầu tư nhiều hơn.

Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp cận với tư duy quản lý theo hướng hiện đại, coi trọng chất lượng và hiệu quả, xây dựng lòng tin với đối tác và gây dựng uy tín của doanh nghiệp, chẳng hạn trong việc trả lương và thu nhập người lao động cần dựa trên hiệu quả sử dụng lao động, khơng thể kéo dài tình trạng nhân cơng giá rẻ, mà phải nâng cao thu nhập để tạo ra năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể nói nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đang có xu hướng tăng dần. Nguồn vốn này góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu và nhiều lĩnh vực quan trọng khác. Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư FDI còn giúp Việt Nam mở rộng được những mối quan hệ quốc tế cũng như giải quyết được vấn đề liên quan đến việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong hai năm gần đây đã có những tác động lớn đến sự dịch chuyển của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Và dịch bệnh Covid-19, xuất hiện từ những ngày cuối tháng 1 năm 2020, nếu không được các quốc gia xử lý tốt thì có thể dịch bệnh này cũng có nhiều tác động đáng kể đến sự dịch chuyển của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam.

Như vậy, chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những phương án dự phịng cũng như các chính sách phù hợp để có thể giải quyết nhanh và kịp thời trước những tình huống kinh tế có thể xảy ra. Sự chuẩn bị vững chắc khơng những giúp nền kinh tế Việt Nam có thể đối phó được với tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, của dịch bệnh mà còn đối với nhiều yếu tố khách quan khác mà chúng ta không thể lường trước được.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại mỹ trung tới dòng vốn fdi vào việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)