Giải pháp về giá

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) marketing xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 67 - 69)

1.2.3 .Cạnh tranh trên “sân chơi” quốc tế

3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất

3.3.2.2. Giải pháp về giá

Thiết lập chính sách giá cả cho sản phẩm một cách phù hợp với các thiết kế của sản phẩm.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng đến phân khúc giá trung bình, tiến hành sản xuất các sản phẩm có thiết kế đa dạng, màu sắc trang nhã khơng nên q lịe loẹt để nâng mức giá thấp hiện nay. Tuy phân khúc giá cao của Việt Nam chưa được thị trường đón nhận và Việt Nam còn yếu thế trong phân khúc này nhưng chúng ta cũng nên bắt đầu quan tâm từ bây giờ. Các doanh nghiệp cần từng bước đưa sản phẩm đặc biệt vào thị trường để người tiêu dùng làm quen dần với sản phẩm chất lượng cao và thiết kế độc nhất của Việt Nam, qua đó họ có cảm nhận về sản phẩm một cách từ từ để dần dần hình thành trong suy nghĩ người tiêu dùng về gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam vừa có chất lượng cao vừa có thiết kế độc đáo.

Trong 10 năm tới, mục tiêu của chiến lược giá gốm sứ Việt Nam là mở rộng thị trường và chọn lọc thị trường, dẫn đầu về chất lượng. Muốn làm được điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.

Nâng cao nghiệp vụ giao dịch gốm sứ với các nhà nhập khẩu gốm sứ thế giới

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc thương thảo và đàm phán kí kết hợp đồng với các nhà nhập khẩu gốm sứ lớn của cả châu Âu để giá gốm sứ Việt Nam khơng cịn q chênh lệch với giá gốm sứ thế giới. Gốm sứ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU với 70% là qua các nhà trung gian. Vì vậy, để nâng cao giá trị gốm sứ Việt Nam, ngoài việc nâng cao chất lượng và thương hiệu gốm sứ Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến những nghiệp vụ kinh doanh nhằm đạt được những đơn hàng có giá trị cao với các đối tác.

nhân viên đàm phán chuyên nghiệp để đàm phán với các đối tác nước ngồi mà khơng bị ép giá.

Kiểm soát đƣợc giá bán

Các doanh nghiệp cần kiểm soát được giá bán của mình trên thị trường và làm chủ nó, khơng nên phụ thuộc quá vào giá thị trường. Doanh nghiệp cũng nên linh động có giải pháp lưu trữ sản phẩm khi có chiều hướng giá lên để bán với giá cao hơn hoặc khi giá có nguy cơ giảm thì bán theo hợp đồng kỳ hạn. Những biện pháp này có thể giúp khai thác lợi thế về giá khi giá lên hoặc giảm, rủi ro khi giá thấp.

Kiểm soát mối quan hệ giữa chính sách giá với các yếu tố còn lại của marketing hỗn hợp

Quyết định về giá luôn là quyết định được gắn liền với các yếu tố khác của marketing hỗn hợp: sản phẩm, phân phối và xúc tiến.

Việc định giá liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu các giống mới và áp dụng công nghệ hiện đại, tập trung đổi mới, cải tiến kiểu dáng mẫu mã sản phẩm gốm sứ. Thông qua việc tăng cường các hoạt động này, doanh nghiệp có thể tác động lên tồn bộ giá trị cung ứng cho người tiêu dùng gốm sứ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý khách hàng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và làm tăng chất lượng để đưa các sản phẩm gốm sứ mới vào sản xuất và cung ứng ra thị trường, tìm cách cải tiến bao bì hiện có. Điều này làm tăng chi phí nhưng có thể giúp cho doanh nghiệp đặt mức giá cao hơn, thâm nhập và phát triển các thị trường, theo đuổi chiến lược giá cao với chất lượng cao hơn.

Kênh phân phối cũng là một yếu tố tác động lên giá cả.Kênh phân phối càng dài thì chi phí càng cao. Khoản chi phí này bao gồm khoản chênh lệch lợi nhuận của trung gian phân phối, chi phí cho việc khuyến khích hỗ trợ các trung gian này tham gia vào kênh, chi phí vận chuyển, kho bãi… Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến kênh phân phối của mình nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí.

Giá bán cũng còn phụ thuộc vào cách thức bán hàng và các dịch vụ bổ sung. Các doanh nghiệp cần đảm bảo dịch vụ bán hàng tốt, giao hàng nhanh chóng thuận lợi để có thể dễ dàng đặt mức giá bán cao. Bên cạnh đó, việc tập trung vào các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán, tuyên truyền… làm tăng chi phí nhưng có thể nâng

cao hình ảnh của gốm sứ Việt Nam trong tâm trí khách hàng và tạo điều kiện để đặt giá cao hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) marketing xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)