Chỉ số HHI và CR4 toàn ngành

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo PHÂN TÍCH NGÀNH sản XUẤT đồ UỐNG tại VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

Thị phần các doanh nghiệp toàn ngành sản xuất đồ uống

24.55%

30.56% doanh nghiệp đầu ngành

doanhnghiệp thứ hai doanh nghiệp thứ ba 6.92% doanh nghiệp thứ 4 các doanh nghiệp khác 12.69% 25.28%

Biểu đồ 4: Thị phần các doanh nghiệp toàn ngành sản xuất đồ uống

Năm 2010, Chỉ số HHI của toàn ngành sản xuất đồ uống là 1864.01≈1800. Chỉ số HHI của toàn ngành cao cho thấy, tồn ngành sản xuất đồ uống có mức độ tập trung khá cao, mức độ phân tán thấp, có xu hướng độc quyền. Điều này có thể dự đốn được trước do các ngành nhỏ trong ngành sản xuất đồ uống đều có chỉ số HHI nằm ở mức cao. Chỉ số CR4 = 0.754196, xét tồn ngành thì 4 cơng ty đứng đầu có thị phần lên tới 75.45%. Rõ ràng 4 cơng ty này có sức ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường của toàn ngành. Chỉ số HHI cao nhưng chỉ vừa đủ đạt ngưỡng 1800 cho thấy trong 4 doanh nghiệp đứng đầu, khơng có sự độc quyền tuyệt đối của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Biểu đồ cũng đã chỉ ra rằng, mức độ phân tán ở 4 công ty đứng đầu là khá đồng đều: 30.56%, 24.55%, 12.69%, 6.92%. Như vậy các doanh nghiệp trong nhóm này ln có ảnh hưởng tác động đến đối phương, làm cho tính cạnh tranh của tồn ngành tăng.

Nhận xét chung:

Số lượng cơng ty (SL) tham gia ngành sản suất đồ uống còn khá hạn chế (41doanh nghiệp), tập trung nhiều nhất ở ngành sản xuất nước khống, nước tinh

khiết đóng chai (23), sau đó đến ngành sản xuất đồ uống không cồn (11), cuối cùng

là ngành chưng, tinh cất, pha chế các loại rượu mạnh (7). (SL11041> SL11042 > SL11010)

Chỉ số HHI: HHI11041<HHI11042<HHI11010

Chỉ số CR4: CR11041< CR11042< CR11010

Dựa vào việc so sánh các chỉ số trên, ta thấy số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất ở từng ngành ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số HHI và chỉ số SR cụ thể: số lượng doanh nghiệp tham gia càng lớn, các chỉ số HHI và CR4 càng giảm, mức độ tập trung của ngành giảm, phân tán trong ngành tăng, xu thế độc quyền giảm.

Bên cạnh đó, thứ tự sắp xếp các chỉ số cũng nói lên rào cản gia nhập của từng ngành, cụ thể: ngành sản xuất nước uống, nước tinh khiết đóng chai có rào cản gia nhập thấp nhất, theo sau lần lượt là ngành sản xuất đồ uống không cồn và ngành chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh.

CHƯƠNG IV: HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 4.1. Hàng vi định giá

Hành vi định giá của doanh nghiệp dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược giá mà doanh nghiệp đang sử dụng, chi phí sản xuất, khả năng tài chính của doanh nghiệp, cầu thị trường, cạnh tranh... Hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng 6 cách định giá như sau:

- Định giá Premium (Premium Pricing)

Với cách định giá Premium, doanh nghiệp sẽ đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh của họ. Cách định giá Premium thường hiệu quả nhất trong những ngày đầu của 1 chu kỳ sản phẩm, và ngoài ra, cách định giá này khá lý tưởng cho 1 doanh nghiệp nhỏ có mong muốn bán những mặt hàng độc nhất. Bởi vì khách hàng cần cảm thấy mình nhận được sản phẩm có giá trị ngang với mức giá, doanh nghiệp phải làm việc hết sức để đưa ra nhận thức về giá trị của sản phẩm với họ. Cùng với việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao, chủ sở hữu nên đảm bảo nỗ lực Marketing của họ, bao bì của sản phẩm, những giá trị gia tăng, dịch vụ khách hàng… đó là những yếu tố cần thiết cho những sản phẩm ở mức giá Premium.

Ví dụ: nước gạo nhật 500ml có giá trung bình là 27.000đ/500ml giá gấp khoảng 2-3 lần so với những loại nước giải khát đang khá được ưa chuộng trên thị trường như C2, cocacola, pessi,… Thường thì hành vi định giá này không được các doanh nghiệp sử dụng nhiều.

- Định giá thâm nhập thị trường (Pricing for Market Penetration)

Chiến lược thâm nhập thị trường thường sẽ thu hút người mua bằng cách chào bán hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn so với mặt bằng thị trường. Trong khi nhiều công ty mới sử dụng cách thức này để lôi kéo sự chú ý của khách hàng, giá thâm nhập thị trường có xu hướng dẫn đến việc lỗ vốn khởi đầu của doanh nghiệp. Dần dần, tiếng tăm của doanh nghiệp trên thương trường có thể đem lại lãi và làm cho thương hiệu nổi bật giữa ngành hàng. Thường sau một khoảng thời gian dài, sau khi đã thâm nhập thị trường ở mức nhất định, các công ty thường bắt đầu nâng giá để phản ánh tốt hơn vị thế của mình trong thị trường và mang lại lãi suất.

Hầu hết các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường đều áp dụng phương pháp định giá này để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp có thể giảm giá hoặc bán giá thấp. Khi một doanh nghiệp mới tham gia thị trường đồ uống họ thường sử dụng phương pháp định giá này để giúp hàng hóa của mình tiếp cận được đến khách hàng. Ví dụ, như Lipton ra 2 vị nước uống mới, họ sẽ tiếp thị ở những trường đại học tặng free 2 dòng nước mới để mọi người biết đến dòng sản phẩm mới.

- Định giá tiết kiệm (Economy Pricing)

Cách định giá này được sử dụng rất rộng rãi từ những nhà doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đến những nhà phân phối bán lẻ. Với chiến lược này, doanh nghiệp cắt giảm tối thiểu tất cả các chi phí liên quan đến Marketing và sản xuất để ngắm vào những khách hàng “ham giá rẻ”. Kết quả là, những vị khách hàng này sẽ mua mặt hàng mà họ cần trong khi không cần xem xét quá kỹ lưỡng.

Trong khi chiến lược định giá tiết kiệm vô cùng hiệu quả đối với những công ty lớn như Lavie hay Cocacola. Doanh nghiệp nhỏ có thể gặp khơng ít khó khăn nếu áp dụng chiến lược này bởi vì nguồn thu của họ rất hạn chế nên việc cho giá quá thấp là điều không thể. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp nhỏ có thể giảm giá cho những khách hàng thân thiết thì đó có thể là một chiến lược tuyệt vời.

- Định giá hớt váng (Price Skimming)

Giá hớt váng là cách các doanh nghiệp dùng để có thể tối đa hóa doanh số cho hàng hóa và dịch vụ. Ở mức ban đầu, các doanh nghiệp thường đặt giá ở mức cao và sau đó, họ hạ thấp giá hơn so với hàng hóa của đối thủ trên thị trường. Một trong những lợi ích của chiến lược giá hớt váng là nó cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ban đầu với những khách hàng dễ dàng chấp nhận giá và sau đó là giảm giá dần dần để thu hút những khách hàng “ham giá rẻ”. Chiến lược này không những giúp doanh nghiệp chi trả được phần nào những chi phí phát triển sản phẩm ban đầu mà cịn tạo ra một ảo giác về chất lượng và sự độc quyền khi hàng lần đầu tiên ra mắt trên thị trường.

- Định giá theo tâm lý (Psychology Pricing)

Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách

hàng hơn là về mặt logic.Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

- Định giá theo gói (Bundle Pricing)

Với chiến lược định giá theo gói, doanh nghiệp sẽ đưa ra giá của sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Việc định giá hàng theo gói sẽ khơng chỉ giúp doanh nghiệp xả được đống hàng tồn kho mà sẽ cho khách hàng một cảm giác họ được nhận rất nhiều vì doanh nghiệp đang cho họ những giá trị lớn. Định giá theo gói sẽ vơ cùng hiệu quả cho các cơng ty có hàng đi kèm.

Ví dụ, những sản phẩm như sữa cho trẻ em, nếu mua theo bịch hoặc theo thùng sẽ được hưởng ưu đãi giá và những giá trị gia tăng khác như đồ chơi, hoặc bình uống nước… Nhưng theo đó, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến việc mình đang chi trả bao nhiêu cho chiến lược này và so với doanh thu mình đang lãi hay lỗ.

4.2. Hành vi sát nhập và mua bán (M&A)

4.2.1 M&A là gì?

M&A được viết tắt bởi hai từ Tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Aquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thơng qua việc sở hữu một phần hoặc tồn bộ doanh nghiệp đó. M&A (mua lại và sáp nhập) dường như trở thành một cụm từ được phát âm cùng nhau, cùng nghĩa với nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có những điểm khác biệt và cần hiểu rõ giữa sáp nhập và mua lại:

- Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai cơng ty thường có cùng quy mơ, thống nhất gộp chung cổ phần. Cơng ty bị sáp nhập chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một cơng ty mới.

- Mua lại: là hình thức kết hợp mà một cơng ty mua lại hoặc thơn tính một cơng ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới.

Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần khơng đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.

- Các loại M&A:

 M&A theo chiều ngang (Horizontal)

 M&A theo chiều dọc (Vertical)

 M&A kết hợp (tập đoàn) (Conglomerate)

4.2.2 Hành vi của doanh nghiệp Việt Nam

Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đến đầu tư vào ngành đồ uống. Nguyên nhân Việt Nam có tỷ lệ dân số cao, trong đó hơn 50 triệu dân số dưới 30 tuổi, được xem là điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu thụ đồ uống tiềm năng nhất khu vực tiểu vùng sông Mê kông.

Hoạt động M&A trong ngành đồ uống cũng diễn ra rất sôi động trong thời gian qua, cả về số lượng và chất lượng, tạo nên những "ông lớn" của ngành thực phẩm - đồ uống, điển hình như Masan, Thành Thành Cơng, Kido, Pan Group… Các tên tuổi lớn trong ngành FMCG đến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và cơng nghệ cũng tích cực đầu tư vào Việt Nam. Theo nghiên cứu của BMI, cơ hội đầu tư cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, đặc biệt trong ngành đồ uống, thực phẩm chế biến và sữa. Bởi ngành này với tăng trưởng rất mạnh và có triển vọng lớn, bên cạnh các hoạt động mở rộng và kết hợp để gia tăng chuỗi giá trị trong ngành của các doanh nghiệp nội địa thông qua M&A. Những doanh nghiệp đầu ngành như Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải

khát Hà Nội, Cơng ty cổ phần Sữa Việt Nam vẫn có chỗ trống cho các nhà đầu tư nước ngồi tham gia góp vốn, mua cổ phần và sẽ trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các tập đoàn lớn từ Mỹ, châu Âu, Thái Lan.

- Một số thương vụ M&A lớn của nước ta:

 Thương vụ M&A giữa ThaiBev – Một trong những công ty nước giải khát lớn của Đông Nam Á, đồng thời là công ty giải khát lớn nhất Thái Lan với Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Đây là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia Châu Á với giá trị 4,8 tỷ USD từ việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

 Masan thông qua công ty con là Masan Consumer thực hiện các thương vụ M&A với Vinacafe Biên Hòa, Singha, Vĩnh Hảo, Cholimex Food... tạo ra một dải sản phẩm ở nhiều phân khúc, như nước tăng lực, nước khoáng, nước tương, nước chấm, gia vị, thực phẩm tiện lợi, chuỗi giá trị thịt...

CHƯƠNG V: HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP

5.1. Cách tính các chỉ số ROA, ROE, ROS và ý nghĩa của các chỉ số

Cách tính tốn

Sử dụng bộ số liệu đã được xử lý trong Stata và Excel ở chương 3, nhóm tác giả thực hiện tính các chỉ số ROA, ROE, ROS trong excel như sau:

Bước 1: Tạo thêm các cột chỉ số ROA, ROE, ROS ở các sheet đã tạo trước Bước 2: Sử dụng lệnh SUM tính tổng giá trị của các cột lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp (tkqkd19), doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

(tkqkd4), tổng tài sản cuối năm (tts12) và vốn chủ sở hữu cuối năm (tts232), thực hiện lệnh này lần lượt ở 4 sheet đã tạo

Bước 3: Trong mỗi sheet, tại các ô chỉ số, tính các chỉ số theo cơng thức như

sau:

ROA = tkqkd19/tts12 ROE = tkqkd19/tts232 ROS = ttkkd19/tkqkd4 Kết quả tính tốn và ý nghĩa các chỉ số

Sau khi thực hiện các bước trên, ta thu được kết quả như bảng sau:

Mã ngành ROA ROE ROS

110 -0.001277 -0.001903 -0.038164

11010 -0.025962 -0.043707 -0.056069

11041 -0.005312 -0.006555 -0.037892

11042 -0.000465 -0.000698 -0.026324

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) báo cáo PHÂN TÍCH NGÀNH sản XUẤT đồ UỐNG tại VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)