- Tính toán dầm đứng bằng phần mềm SAP
3 .2 Dấu của nội lực và ứng suất
3.3. Phân tích kết cấu cửa van phẳng bằng phần mềm SAP2000 1 Mô hình hóa kết cấu van phẳng
3.3.1. Mô hình hóa kết cấu van phẳng
Bản mặt van là bản mỏng được mô hình hóa bằng phần tử Shell. Dầm phụ dọc bằng thép định hình tiết diện chữ C hay tiết diện dập hình thang Precast U có đáy lớn BR1R, đáy nhỏ BR2R, chiều cao DR1R, chiều dầy bản cánh và bản bụng BR3R=DR2R, thường đặt ở phía thượng lưu bản mặt và đặt úp vào bản mặt, được mô hình hóa bằng phần tử Frame, xem hình 3.10.
B1=0.40 D1=0.35 B2=0.32 D2=0.014 B2=0.32 D2=0.014 B3=0.014 D3=0 B4=0 D4=0 B5=0 D5=0 B6=0 D6=0 D7=0
Hình 3.7 – Tiết diện dập hình thang Precast U của dầm phụ dọc
Dầm đứng và dầm chính có thể mô hình hóa bằng phần tử Frame hoặc bằng phần tử Shell. Khi dầm chính, dầm phụ đỡ bản mặt và được hàn trực tiếp vào bản mặt (bố trí bằng mặt), thì điểm nút của bản mặt, của dầm chính,
dầm phụ không trùng nhau , có độ lệch điểm nút giữa bản mặt và dầm (xem hình 3.8). Khi mô hình hóa cần chú ý điều này mới phản ảnh đúng trạng thái chịu lực thực tế của chúng , trong trường hợp này cần sử dụng chức năng Insertion Points với các điểm Insertion Points của dầm được quy ước như ở hình 3.9
Trụ biên thường dùng tiết diện chữ I hoặc hình hộp được mô hình hóa bằng phần tử Frame hay phần tử Shell.
Tai van thường được mô hình hóa bằng phần tử Shell.
Hình 3.8 - Mô hình hóa bản mặt và dầm đứng
Hình 3.9 - Quy ước về các điểm Insertion Points
Sử dụng chức năng Insertion Points mô hình hóa bản mặt và dầm phụ dọc thanh mỏng tiết diện dập hình thang được biểu diễn theo trình tự xoay và dịch chuyển dầm phụ dọc như ở hình 3.10.
Hình 3.10 - Trình tự mô hình hóa dầm phụ dọc
Cửa van phẳng đã được mô hình hóa theo bài toán không gian được thể hiện trên hình 3.11.
Hình 3.11 - Mô hình hóa cửa van phẳng bằng phần mềm SAP2000