trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng khơng chỉ cho phép các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước được phép hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong nước mà còn tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam thâm nhập vào các thị trường mới, tiếp cận với các nhóm đối tượng khách hàng với những rủi ro thấp hơn. Hội nhập còn tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, trình độ cơng nghệ, quản lý trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lí ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro thanh tốn, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.
Thứ hai, sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi khơng chỉ làm tăng mức cạnh tranh mà cịn góp phần làm lành mạnh hóa thị trường tài chính trong nước. Mặt khác, thông qua hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lí của các ngân hàng thương mại
phát triển trên thế giới nhằm theo kịp nhu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, hội nhập quốc tế còn nâng cao năng lực quản lí của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại tiếp cận với những nguồn vốn lớn.
Cuối cùng, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đổi mới sẽ tạo động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3.2.2. Thách thức
Thứ nhất, sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của các ngân hàng thương mại nước ngoài đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực cạnh tranh từ phía ngân hàng này trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong khi đó, so với các ngân hàng thương mại nước ngồi thì các ngân hàng thương Việt Nam hiện nay có một số hạn chế như: tiềm lực tài chính khá thấp, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng sản phẩm dịch vụ chưa cao, cơ cấu tố chức chưa thực sự hợp lý và thiếu sự chuyên nghiệp, trình độ quản trị còn thấp, cơng nghệ ngân hàng cịn lạc hậu so với các ngân hàng khác trên thế giới. Sự am hiểu về tập quán địa phương, môi trường kinh doanh và mạng lưới chi nhánh phân phối rộng rãi là những lợi thế của ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là lợi thế lâu dài, mang tính quyết định và sẽ dần mất đi khi thị trường tài chính thực sự tự do hóa hồn tồn.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng các hoạt động tài chính và rủi ro cho hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lí chưa hồn thiện, nhất là cơ chế thanh tra giám sát vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Một trong những vấn đề hạn chế nổi bật hiện nay trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng cịn nhiều yếu kém đã dẫn đến tình trạng nợ xấu ngày càng cao mà vẫn chưa có cách giải quyết cụ thể.
Thứ ba, cấu trúc của ngân hàng thương mại hiện nay đa dạng hình thức sở hữu và loại hình hoạt động nhưng cịn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa thực sự dựa trên một mơ hình tổ chức khoa học nào dẫn đến chất lượng hoạt động còn nhiều bất cập. Các ngân hàng thương mại có sự phân chia rõ nét về thị phần, một số ngân hàng cổ phần có quy mơ về vốn , năng lực cạnh tranh tốt, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều ngân hàng có quy mơ nhỏ, khó có thể cạnh trạnh và trụ vững về tài chính trong dài hạn. Mạng lưới phân phối dịch vụ ngân hàng chỉ tập trung nhiều nhất ở các thành phố và đô thị lớn, trong khi ở các vùng nông thôn, đô thị nhỏ và nhất là vùng sâu, vùng xa, thì việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng cịn khó khăn.
Cuối cùng, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc các ngân hàng thương