3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng
3.3.2. Nhóm giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động phi tín dụng của các
ngân hàng thƣơng mại
Ngồi hoạt động cấp tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại thì hiện nay các ngân hàng thương mại cũng phát triển các hoạt động phi tín dụng nhằm cải thiện thu nhập và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình theo hướng giảm mức độ phụ thuộc vào các nguồn thu từ lãi. Những hoạt động phi tín dụng bao gồm: hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khốn, vàng, ngoại hối,… Trong đó lợi nhuận các hoạt động thu phí dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận phi tín dụng. Theo mơ hình hồi quy, biến NNIM có tác động tích cực lên cả hai biến ROE và ROA, hay nói cách khác chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng gia tăng thông qua việc gia tăng tỷ lệ thu nhập ngồi lãi rịng biên, mà cụ thể trong giới hạn bài viết này là việc gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động thu phí dịch vụ như: dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ ủy thác, đại lí, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn thơng tin tài chính, dịch E-Banking,… Với việc hội nhập quốc tế, trước sức ép cạnh tranh từ sự đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải mở rộng hơn nữa các hoạt động dịch vụ phi tín dụng để có thể cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện mục tiêu này, các ngân hàng thương mại phải tiến hành các giải pháp sau:
3.3.2.1. Phát triển và nâng cáo một số hoạt động thu phí dịch vụ của ngân hàng
Dưới sự phát triển của cơng nghệ và các thiết bị thơng minh thì nhu cầu của con người ngày càng cao, chính vì thế ngân hàng thương mại cần thành lập các bộ phận nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thói quen sử dụng và tâm lý chấp nhận sản phẩm của khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng có thể sử dụng các
số liệu thống kê từ các cơng ty th ngồi để đảm bảo chất lượng thơng tin đầu vào. Thông qua các hoạt động nghiên cứu hoặc hợp tác tư vấn với các cổ đông chiến lược, ngân hàng để có thể đưa ra thị trường sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người sử dụng.
Đối với các dịch vụ E-Banking (Phone Banking, SMS Banking, Internet Banking, WAP Banking, Call center,…), để có thể phát triển tốt các dịch vụ này nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu khách hàng thì ngân hàng thương mại trước hết phải hồn thiện hồ sơ thơng tin của khách hàng thơng qua các hoạt động truyền thống để làm tiền đề cho việc giới thiệu và thay đổi thói quen của khách hàng bằng sự tiện lợi của mình, các dịch vụ E-Banking có thể giúp khách hàng thực hiện các giao dịch mà không cần phải trực tiếp đến các chi nhánh hay phòng giao dịch. Tiếp theo, ngân hàng cần tiến hành nâng cấp hệ thống mạng, trang trí website của mình nhằm giới thiệu, tư vấn, quảng bá,… các sản phẩm dịch vụ của mình. Cuối cùng, và cũng là vấn đề quan trọng nhất là các ngân hàng phải cải tiến, nâng cấp hệ thống hiện đại, bảo đảm an tồn các thơng tin của khách hàng lẫn các giao dịch thanh tốn qua mạng bằng E-Banking. Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng nên tích hợp thêm nhiều tiện ứng cho dịch vụ E-Banking như: quản lý tiêu dùng cá nhân, tư vấn tài chính cá nhân cho sinh viên,… nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng.
Đối với các dịch vụ thẻ, các ngân hàng nên gia tăng các tiện ích cho dịch vụ thẻ như: thanh tốn hóa đơn qua ATM, gửi tiền tiết kiệm tại ATM, thanh toán qua mạng Internet,… Bên cạnh đó nên có các hoạt động nhằm khuyến khích sử dụng thẻ như: miễn phí phát hành thẻ, hồn tiền khi thanh tốn qua thẻ, thay thế thẻ từ bằng thẻ chip, giải quyết nhanh các trường hợp mất thẻ, nuốt thẻ, mất mã PIN,… Ngoài ra các ngân hàng thương mại nên tăng cường nâng cấp hệ thống ATM, POS, EDC hoặc công nghệ hỗ trợ khác. Tăng mức độ phủ của ATM ở những nơi đông dân cư như: trung tâm thương mại, trường học, khu công nghiệp,… Hiện nay xuất hiện khá nhiều kẻ gian làm giả thẻ tín dụng để lấy tiền của khách hàng, vì thế các ngân hàng thương mại nên học hỏi kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để phòng chống tội phạm trong hoạt động thanh toán bằng thẻ.
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng nên nâng cao năng lực của các nhân viên về các tập quán thanh toán, phương thức thanh toán,… để từ đó có thể tư vấn tốt cho khách hàng. Ngoài ra để phục vụ hiệu quả hơn, các ngân hàng thương mại nên tăng cường thúc đẩy các mối quan hệ đại lí nhằm mở rộng mạng lưới thanh toán nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Đồng thời các ngân hàng thương mại có thể hợp tác với các đơn vị vận chuyển hàng hóa, khai thuế, tư vấn pháp luật,… nhằm cung cấp các dịch vụ trọn gói, mang lại sự hài lịng cao nhất cho khách hàng.
3.3.2.2. Mở rộng liên kết giữa các ngân hàng thƣơng mại và các ngành khác
Hoạt động liên kết giữa các ngân hàng với các đối tác khác ở lĩnh vực, ngành nghề khác dần trở nên phổ biến trong thời gian qua nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, thu hút khách hàng và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Điển hình trong số này là hoạt động bán chéo sản phẩm giữa ngân hàng với các cơng ty, tập đồn bảo hiểm, cụ thể như: ABBank, ACB, Sacombank, Maritime bắt tay với Prudential Việt Nam, … Trước sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm truyền thống, thì hoạt động bán chéo sản phẩm giúp cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động từ hoạt động bảo hiểm, thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng các sản phẩm của mình như: mở tài khoản để thanh tốn chuyển khoản, sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng,… Vì thế để triển khai tốt hoạt động này, các ngân hàng thương mại cần tăng cường công tác tuyên truyền để khách hàng hiểu và biết đến các sản phẩm này. Bên cạnh những kiến thức về ngân hàng, cán bộ ngân hàng cần phải có kiến thức nền tảng về bảo hiểm, kỹ năng đàm phán kí kết hợp đồng,… Tiếp đó cần phải đầu tư, áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm lưu trữ cơ sở dữ liệu khách hàng và xử lý các vấn đề kỹ thuật. Ngồi việc liên kết với các cơng ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại cịn có xu hướng kết hợp với các tổ chức kinh tế khác như: logistics, bất động sản, các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng trên thế giới, hệ thống bưu điện… Ví dụ như việc BIDV trở thành đối tác tài chính duy nhất được quyền phát hành và tiếp thị thẻ đồng thương hiệu BIDV Manchester United trong vòng 5 năm, hợp tác giữa Eximbank và công ty CB Richard Ellis Việt Nam, hợp tác giữa ngân hàng Quân đội và Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn,… Nhìn chung, hoạt động liên kết, bắt tay với
các doanh nghiệp đa ngành nghề nhằm cung cấp dịch vụ trọn gói được xem là một trong những giải pháp nhằm mở trong thị phần, gia tăng thu nhập trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngồi.