Nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam nguyễn hoàng nam k48c ths nguyễn thu hằng 9,6 (Trang 69 - 72)

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng

3.3.1. Nhóm giải pháp về rủi ro tín dụng

3.3.1.1. Nâng cao năng lực thẩm định tín dụng

Các ngân hàng thương mại cần nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng thơng qua việc thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể

của khách hàng. Xác định giới hạn tín dụng theo định kì 6 tháng hoặc 1 năm sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Cần kết hợp phân tích định lượng, lượng hóa rủi ro của khách hàng qua đánh giá số liệu với phân tích định tính thơng qua môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ doanh nghiệp, triển vọng phát triển của ngành,… nhằm nhận ra các rủi ro tiềm ẩn và khả năng kiểm sốt, hạn chế những rủi ro đó. Trong q trình phân tích định lượng, ứng dụng và hồn thiện hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống này cần được cập nhật thường xuyên sao cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam. Quản lí, giám sát và kiểm sốt chặt chẽ q trình giải ngân và sau khi cho vay bằng cách thường xuyên tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn, phân tích và đánh giá kịp thời những thay đổi của mơi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh,… để kịp thời phát hiện những rủi ro tín dụng .

Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời là nguyên nhân gây ra những tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ các yếu tố đạo đức, năng lực kém. Một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng dù có chặt chẽ đến mấy nhưng người vận hành mơ hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được yêu cầu về đạo đức thì vẫn xảy ra thiệt hại, tổn thất tín dụng. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng, cụ thể như: lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn và đạo đức tốt; bố trí và phân cơng việc hợp lí để tránh tình trạng quá tải cho cán bộ nhằm bảo đảm chất lượng công việc; thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lí khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do các mối quan hệ được tạo lập lâu dài,…

3.3.1.2. Phân bổ danh mục đầu tƣ và phân loại nợ

Nhiệm vụ của nhà quản trị ngân hàng khi tiến hành hoạch định chính sách tín dụng là phải lựa chọn, phân bổ danh mục đầu tư hợp lí đối với từng khu vực trong nền kinh tế. Tránh đầu tư vốn tín dụng quá lớn vào một số ngành tăng trong giai đoạn tăng trưởng “nóng” trong thời gian ngắn nhằm phân tán rủi ro và hạn chế những thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như khách hàng. Muốn vậy, các nhà quản trị cần phân tích tình hình kinh tế vĩ mơ, nội bộ ngành để

từ đó xác định hạn mức tín dụng hợp lí theo từng ngành, từng thành phần kinh tế và từng nhóm khách hàng có mối quan hệ với mục tiêu phát triển của thành phố, địa phương mà ngân hàng đang hoạt động.

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Nợ được phân loại trên cơ sở kết quả xếp loại khách hàng và được phân thành 5 nhóm theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời nâng cao công tác kiểm tra nội bộ nhằm tăng cường khả năng kiểm sốt tính tn thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trong cơng tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kì, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ.

3.3.1.3. Các biện pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra

Nợ xấu là điều khơng ai mong muốn nhưng nó vẫn ln tồn tại trong bất cứ ngân hàng nào, do đó việc thiết lập cơ chế xử lý nợ xấu là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ quyền hạn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trong xử lý nợ xấu, cần thực hiện tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng từ đó phân tích khả năng hồi phục của tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, tình trạng và khả năng xứ lí tài sản bảo đảm.

- Lựa chọn phương pháp xử lí: phương pháp khai thác hay phương pháp thanh lí. Cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng từng phương pháp cho từng đối tượng khách hàng và khả năng của từng chi nhánh.

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà đôi khi ngân hàng khơng thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế rủi ro xảy ra là cực kì quan trọng, cụ thể: yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm cơng trình, bảo hiểm hàng hóa,… Với tài sản đảm bảo tiền vay thì nên hạn chế cho vay với

những tài sản đảm bảo khơng rõ ràng, khơng có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, các tài sản có giá trị lớn nhưng tính thanh khoản thấp,… Để giảm rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại cần thỏa thuận về việc hoàn tất thủ tục đăng ký sở hữu tài sản trước khi giải ngân, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam nguyễn hoàng nam k48c ths nguyễn thu hằng 9,6 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)