Nhóm giải pháp về rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam nguyễn hoàng nam k48c ths nguyễn thu hằng 9,6 (Trang 75)

3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng

3.3.3. Nhóm giải pháp về rủi ro thanh khoản

3.3.3.1. Nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phản ánh mức độ rủi ro và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Để nâng cao năng lực tài chính thì các ngân hàng thương mại cần chú trọng vào việc nâng cao nguồn vốn tự có của mình và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên khơng phải ngân hàng nào cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu này vì vậy việc sáp nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ là giải pháp tăng vốn và năng lực cạnh tranh rất tốt cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhưng để việc sáp nhập, mua lại ngân hàng đạt được những hiệu quả nhất định thì các ngân hàng thương mại cần xem xét, đánh giá đúng thực lực của bản thân, nhìn nhận một cách tồn diện về cơ hội và thách thức để có thể thành lập một tố chức tài chính mới với năng lực tài chính lớn hơn và có khả năng cạnh tranh bình đẳng ở mơi trường hội nhập kinh tế tồn cầu trong tương lai. Cịn với các ngân hàng thương mại lớn mạnh, có uy tín, thương hiệu thì nên chủ động tìm các đối tác nước ngoài để hợp tác trên cơ sở là cổ đông chiến lược. Sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược sẽ giúp ngân hàng không những nâng cao năng lực tài chính mà cịn giúp ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm dịch vụ, … làm cho ngân hàng ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường tài chính trong và ngồi nước.

3.3.3.2. Nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại

Ngân hàng thương mại nên thành lập Ủy ban quản lí tài sản nợ và tài sản có nhằm cơ cấu lại danh mục tài sản nợ, tài sản có đảm bảo tuân theo các nguyên tắc cụ thể: đảm bảo duy trì các tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước, duy trì tối thiểu 25% tài sản lưu động có thể thanh tốn ngay và tài sản nợ đến hạn thanh toán; tuân thủ đúng các mức thanh khoản theo quy định trong

chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng; tổng hợp và phân tích động thái gửi tiền của khách hàng; cân đối hợp lí trong việc dùng các khoản tiền gửi ngắn hạn để tài trợ cho các khoản đầu tư trung và dài hạn,… Căn cứ vào khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay mà định mức thanh khoản cho các tài sản lưu động cần chia làm nhiều cấp độ từ thấp đến cao và trong mỗi cấp sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Cần phải hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay theo lãi suất thị trường, có cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền gửi trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc các đối thủ đưa ra mức lãi suất cao hơn. Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại rơi vào rủi ro thanh khoản khi lãi suất bằng VND tăng. Vì thế, ngân hàng nên đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và cho vay bằng các loại ngoại tệ khác nhau nhằm phân tán rủi ro và tránh sự phụ thuộc vào lãi suất VND.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại cũng cần chuẩn bị các kế hoạch ứng phó với tình trạng rơi vào rủi ro thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các bộ phận và nhân viên cách thức quản lí và ứng phó khi xảy ra rủi ro thanh khoản: xây dựng kế hoạch trong đó phải định nghĩa và phân loại mức độ của từng rủi ro thanh khoản, mô phỏng tình huống và gợi ý những hành động cụ thể để đối phó. Kế hoạch phải được thể hiện bằng văn bảng và được cập nhập ít nhất 6 tháng một lần; thực hiện hành động ứng phó phải thống nhất trên tồn bộ chi nhánh. Khi xây dựng kế hoạch ứng phó phải xem xét kĩ tính khả thi dựa trên các nguồn lực bên trong và bên ngồi để đối phó với rủi ro thanh khoản, đồng thời quy định sơ đồ thông tin đa chiều từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng có thể tư vấn các cổ đơng chiến lược nước ngồi về kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.

3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao hoạt động quản trị tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.3.4.1. Nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Các ngân hàng thương mại cần xác định lại mơ hình hoạt động của mình là tập đồn tài chính hay chỉ là cơng ty mẹ con. Trên cơ sở đó xác định sứ mệnh và tầm nhìn của mình, khi quyết định tầm nhìn, hướng đi của ngân hàng thì ban quản

trị cần phải xem xét các yếu tố bên trong và bên ngồi. Các yếu tố bên ngồi có thể là triển vọng tương lai của ngành, cần được đánh giá xem có tốt khơng và nên tập trung vào những sản phẩm, thị trường, công nghệ, khách hàng nào để từ đó có thể tập trung chun sâu vào những lĩnh vực mà mình có nhiều lợi thế nhất như: mảng kinh doanh bán lẻ, mảng kinh doanh bán buôn, ngân hàng đầu tư, cho vay tiêu dùng,… Các yếu tố bên trong ở đây phải xác định được tham vọng của ngân hàng trong tương lai, công việc kinh doanh hiện tại có tạo ra sự tăng trưởng và lợi nhuận cần thiết để làm hài lòng cổ đơng hay khơng, những nguồn lực nào có thể giúp ngân hàng đạt được những mục tiêu đề ra trong tương lai.

Để hoàn thiện cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban điều hành. Cần phải xác định rõ trách nhiệm của hội đồng quản trị là: xây dựng chiến lược dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, từ đó thiết lập các KPIs (Chỉ số mục tiêu – Key perfomance indicators) cho từng cấp theo chiều dọc hoặc chiều ngang, để cụ thể hóa các mục tiêu đề ra của ngân hàng; giám sát các mục tiêu chiến lược của ngân hàng bằng mơ hình bảng điểm cân bằng (Balance Scorecard) nhằm kết nối chiến lược với công tác điều hành của ngân hàng, công cụ này giúp thu hẹp khoảng cách giữa xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu trong chiến lược của ngân hàng. Các ngân hàng cần phải xây dựng các Ủy ban hỗ trợ như: Ủy ban quản lí rủi ro, Ủy ban quản lí tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO), Ủy ban Nhân sự và Chiến lược,… để có thể hỗ trợ, tư vấn cho hội đồng quản trị và ban điều hành về mảng quản trị các rủi ro phát sinh trong việc kinh doanh ngân hàng.

Năng lực quản trị nội bộ của các ngân hàng thương mại là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, quản trị nội bộ của các ngân hàng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhập rủi ro, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép, nguyên tắc quản lí độc lập các rủi ro riêng biệt, nguyên tác phù hợp giữa mức rủi ro cho phép và khả năng tài chính, nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lí về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng,… Để thực hiện những nguyên tắc này, ngân hàng cần phải quản lí tốt tài sản Nợ - tài sản Có theo nguyên tắc của Ủy ban Basel, xây dựng văn hóa quản trị lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và

thông lệ quản trị rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng thương mại nên chú trọng việc hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro, nâng cao năng lực quản trị rủi ro,… để có thể phát hiện những rủi ro tiềm ẩn và có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

3.3.4.2. Mở rộng hệ thống mạng lƣới chi nhánh

Theo số liệu thống kê, hiện nay chỉ khoảng gần 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng. Với số dân trên 87 triệu người cùng mức thu nhập và dân trí ngày càng gia tăng thì Việt Nam được đánh giá là thị trường rất tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Để tiếp cận được thị trường này thì ngân hàng thương mại phải mở rộng hệ thống mạng lưới của mình. Tuy nhiên việc phát triển hệ thống mạng lưới quá lớn so với năng lực tài chính của ngân hàng sẽ là một rủi ro rất lớn. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại nên phát triển mạng lưới của mình bằng cách liên kết với các ngành khác: bảo hiểm, bất động sản, hệ thống bưu điện,… Việc liên kết này không chỉ giúp các ngân hàng thương mại không phải tốn chi phí lớn để xây dựng và duy trì mà cịn giúp ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình thơng qua các đối tác.

3.3.4.3. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Trong những năm vừa qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có sự gắn kết, hợp tác hiệu quả với các cổ đơng chiến lược nước ngồi. Để cải thiện tình trạng này, các ngân hàng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm và hợp tác với các cổ động chiến lược. Trước hết, các ngân hàng thương mại nên xem xét những nội lực của bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có thể đưa ra các tiêu chí để chọn cổ đơng chiến lược. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài cần phải dựa trên sự tương đồng giữa ngân hàng thương mại Việt Nam và các cổ động chiến lược trong quá khứ lẫn những định hướng phát triển trong tương lai, đối với các ngân hàng lớn thì nên chào bán cổ phiếu cho các định chế tài chính lớn trên thế giới với những ưu thế về công nghệ, kinh nghiệm trong việc quản lí ngân hàng, đối với các ngân hàng nhỏ thì nên chọn các định chế tài chính có kinh nghiệm trong việc khai thác thị trường bán lẻ. Ngoài ra để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho các cổ đông chiến lược tham gia sâu hơn vào hoạt động kinh doanh của mình thì các ngân hàng thương mại có thể chào các các cổ phiếu ưu đãi cho các nhà đầu tư.

3.3.4.4. Phát hành và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán

Với chủ trương duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp của Ngân hàng Nhà nước thì thị trường chứng khốn đang trở lại với vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp lẫn ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại nên chủ động trong việc đáp ứng các tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước ban hành như: vốn điều lệ, hệ số CAR, các chỉ tiêu về lợi nhuận,… để có thể niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán bất cứ lúc nào. Các ngân hàng thương mại cần có một kế hoạch rõ ràng và lộ trình cụ thể trong việc phát hành cổ phiếu như: Các ngân hàng thương mại cần chọn thời điểm niêm yết hợp lí, tránh tình trạng niêm yết vào lúc thị trường đang giảm giá trị hoặc tính thanh khoản kém, ngồi việc chào bán gián tiếp thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán các ngân hàng thương mại có thể chủ động chào bán trực tiếp cho các nhà đầu tư lớn, cần có những kế hoạch dự phịng khi chứng khốn giảm giá trị,… Các ngân hàng thương mại cần tập trung hơn trong việc nâng cao giá trị chứng khốn của mình, khơng nên phát hành quá nhiều dẫn đến tình trạng pha lỗng thị trường và làm mất đi hiệu quả cho những lần phát hành sau. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn như: Vietcombank, Vietinbank,… nên chuẩn bị kết hoạch cho việc niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán của các quốc gia khác trong Đông Nam Á như: Singapore, Malaysia,… nhằm huy động các nguồn vốn ngoại tệ cho việc kinh doanh ngân hàng.

3.4. Kiến nghị về việc hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.4.1. Kiến nghị đối vối Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh lãi suất gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho cả người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền vay cần phải căn cứ vào các nhân tố: lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, sự biến động của quan hệ cung cầu, vốn đầu tư, lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước cần phải điều chỉnh lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn nhằm huy động vốn dài

hạn đầu tư cho nền kinh tế và việc xác định lãi suất cho vay dài hạn cần tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kì.

Ngân hàng Nhà nước nên gỡ bỏ trần lãi suất huy động vì khơng thể ép các ngân hàng thương mại tuân thủ lãi suất trần trong khi ngân hàng đang thiếu thanh khoản. Việc này sẽ làm ngân hàng huy động được các khoản tiền gửi ngắn hạn trong khu vực dân cư nhằm bù đáp thiếu hụt tạm thời của mình chứ khơng chỉ những khoản tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng cơng cụ hạn mức tín dụng trong các giai đoạn cụ thể nhằm ngăn chặn việc phát triển “nóng” của tín dụng gây ra các hệ lụy nợ xấu như hiện nay, tuy nhiên không nên xem đây là cơng cụ thường xun mà cần phân tích tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại và có sự can thiệp khi cần thiết.

Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng lộ trình hợp lí để áp dụng Basel II dựa trên thực trạng của hệ thống ngân hàng cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, để theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng từng bước với Basel III song song với quá trình xây dựng này, do Basel III trên thực chất là sự chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung của Basel II.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại. Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn chỉ được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện, nhưng tính chính xác chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy cần phải xây dựng, phát triển hệ thống cảnh báo sớm, sử dụng dữ liệu hệ thống thanh khoản để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số tài chính,…

Xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng và xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng cách hoàn thiện Trung tâm CIC (Trung tâm Thơng tin tín dụng) Ngân hàng Nhà nước theo mơ hình cơng ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc của Trung tâm CIC. Nghiên cứu và cho áp dụng mơ hình cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Cơng ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ

Chính phủ ần có một khn khổ pháp lý hồn chỉnh cho hoạt động quản trị ngân hàng. Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kĩ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song, quản trị ngân hàng thương mại cần

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam nguyễn hoàng nam k48c ths nguyễn thu hằng 9,6 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)