Ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG của PHÁT TRIỂN DU LỊCH tới sự PHÁT TRIỂN bền VỮNG của TP hồ CHÍ MINH và các ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 32 - 35)

1.1 .Tăng trưởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh

2.1Ảnh hưởng tích cực

2. Ảnh hưởng xã hội

2.1Ảnh hưởng tích cực

2.1.1 Phát triển du lịch góp phần tạo việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp của thành phố.

Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nơng nghiệp, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phát triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân. (Hiện nay ngành du lịch Việt Nam có hơn 200.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc, một phần ba được đào tạo nghiệp vụ du lịch). Trong khi đó để có thể đón tiếp được 9 triệu du khách q́c tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm 2020 dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong ngành du lịch. Ngoài việc giải quyết việc làm cho những lao động hoạt động trực tiếp trong ngành, du lịch còn tạo việc làm cho những lao động ở các ngành khác. Ở Việt Nam, theo tính toán của tổng cục du lịch sớ nhân nhân dụng là 2,2. Nghĩa là, cứ mỗi người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch như lễ tân, hướng dẫn viên du lịch thì sẽ có thêm 1,2 lao động được tạo ra ở các ngành khác.

Bảng 7: Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế Tp.HCM năm 2016-2018 Khu vực kinh tế

2016 2017 2018

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 9.639 12.716 14.850 Công nghiệp - Xây dựng 1.421.271 1.467.818 1.510.120 Dịch vụ 1.524.825 1.652.387 1.792.088

Tổng: 2.955.735 3.132.921 3.317.058

Đơn vị tính: người

nhu cầu nhân lực và Thơng tin Thị trường lao động TP.HCM

Theo số liệu đã đưa ra ở bảng trên, lao động làm việc trong khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp chỉ chiếm trong khoảng 0,5%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm khoảng 45,53% trong khi đó khu vực Dịch vụ chiếm 54,03% lớn hơn tỉ trọng của 2 khu vực còn lại cộng lại. Như vậy, đóng góp phần quan trọng trong ngành Dịch vụ nói chung, Du lịch đã chiếm một vị thế vơ cùng quan trọng trong việc giải quyết và tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.

Bảng 8: Chỉ số cơ cấu cung nguồn nhân lực theo ngành nghề và trình độ trên địa bản TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2019

Chỉ số 06 tháng cuối năm 2018 (%) Chỉ số 06 tháng đầu năm 2019 (%) So sánh chỉ số (%) Ngành nghề Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn 1.82 2.30 112.53 Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ…)

1.23 2.15 193.70

Trình độ

Lao động chưa qua

đào tạo 7.39 7.57 71.64

Cao đẳng 16.66 21.52 116.67

Đại học 62.35 57.26 54.00

Trên đại học 2.45 1.47 0.79

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM Xét đến tiềm năng về cầu nhân sự ngành du lịch, TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo về ngành du lịch nhưng số sinh viên theo học cũng như đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp là chưa nhiều. Vì du lịch ngày trở nên phát triển và đa dạng nên vấn đề tuyển dụng nhân sự trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì sự chênh lệch giữa các ứng

viên tìm việc làm với các doanh nghiệp nên ngành du lịch vẫn chưa đáp ứng được một nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động. Theo số liệu thống kê, ngành du lịch cần tuyển dụng khoảng hơn 50.000 lao động nhưng số sinh viên đầu ra ở các trường đại học, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 1/3, chưa kể đến số sinh viên thực sự có chun mơn và kỹ năng là vơ cùng khan hiếm. Như vậy có thể thấy rằng, du lịch tại TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh, đã giải quyết được một phần của bài toán tỉ lệ thất nghiệp của thành phố và đồng thời cũng đang cần nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng hơn nữa để đáp ứng được lượng cầu du lịch.

2.1.2 Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện mơi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bên ngoài.

Sự phát triển du lịch có thể cải thiện nhiều mặt về mơi trường đầu tư, tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế đối ngoại. Trên thực tế, để tạo môi trường du lịch tốt, thu hút du khách đến thăm, những nơi ngành du lịch phát triển đều coi trong cải tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch. Thời gian gần đây, Tp.HCM đã tăng cường đầu tư vốn để phát triển du lịch. Vào 8/5/2019, trong cuộc hội thảo gần đây nhất, TPHCM đã kêu gọi đầu tư vào 14 dự án du lịch giải trí với tổng vớn nhu cầu gần 1000 tỷ đồng. Cụ thể có thể kể đến như:

- Trung tâm tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ tại lơ đất số 1-7 và 1-11 thuộc Khu chức năng số 1, đơ thị Thủ Thiêm, có diện tích 14.461 m2, diện tích sàn xây dựng 220.000 m2.

- Trung tâm thương mại dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật có diện tích 9,83 ha trong Khu Công nghệ cao TPHCM.

- Trung tâm trưng bày, mua bán, giao dịch, hội chợ sinh vật cảnh có diện tích 6.864,4 m2 tại Cơng viên Làng hoa Gị Vấp (giai đoạn 2).

2.1.3 Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy mở cửa hội nhập và quảng bá văn hóa của thành phố

Theo Sở Du lịch TP.HCM, tồn thành phớ hiện có trên 385 tài nguyên du lịch, trong đó có tới 97,9% được xếp vào tài nguyên du lịch văn hóa. Nguồn thu từ hoạt động du lịch chiếm đến 10,7% GDP của thành phớ. Đóng góp của di sản văn hóa vào sự phát triển của du lịch là rất rõ ràng, làm cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch, là bệ phóng để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Cụ thể, quận 5 tự hào là nơi có 19 di tích được cơng nhận với 11 di tích cấp q́c gia và tám di tích cấp thành phớ. Trong đó có nhiều di tích lịch sử quan trọng như: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Bác Hồ dừng chân trước khi ra đi tìm đường cứu nước; trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú bị giam giữ và hy sinh; chùa Thiên Tôn cơ sở nội thành,

nơi tiếp tế nuôi quân, bảo vệ các cán bộ Khu ủy Sài Gòn - Gia Ðịnh trong hai cuộc kháng chiến. Ngồi ra, quận 5 có sáu hội quán lớn thuộc các nhóm ngơn ngữ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp q́c gia như: chùa Bà Ơng Lãng, chùa Bà Hà Chương, nhà thờ tổ thọ bạc Lệ Châu Hội quán…

Về di sản văn hóa vật thể, TP Hồ Chí Minh có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ, hội trường Thống Nhất, trụ sở UBND thành phố, Bưu điện thành phố,… Danh lam thắng cảnh của thành phố thu hút du khách như rừng ngập mặn Cần Giờ, hệ sinh thái dọc sơng Sài Gịn… Ngồi ra, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được lưu trữ tại hệ thống bảo tàng được rất nhiều du khách biết đến như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh… Trong đó, hơn 536 nghìn hiện vật, tài liệu lưu giữ trong hệ thớng bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phớ quản lý. Khơng chỉ có di sản văn hóa vật thể, thành phớ cịn có các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Lễ hội Ðường hoa, Lễ hội Áo dài, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, hát bội… Là cửa ngõ kết nới, giao lưu văn hóa của cả nước và khu vực, TP Hồ Chí Minh có các loại hình nghệ thuật trình diễn khác đã đưa vào phục vụ du lịch như múa rối nước, múa lân sư rồng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Một số làng nghề thủ công truyền thống như làng bánh tráng Phú Hịa Ðơng, làng mây tre lá Thái Mỹ (Củ Chi), phố da giày, phố đông y,… cũng là điểm đến của du khách trong nhiều năm nay.

Việc phát triển du lịch góp phần quan trọng phục hồi và bảo tồn di sản văn hóa, mang lại lợi ích kinh tế khơng chỉ cho doanh nghiệp mà cả cộng đồng sớng chung quanh khu vực có di sản. Với sức hút từ các di tích, địa chỉ văn hoá, sự hấp dẫn của các giá trị văn hoá phi vật thể, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phớ Hồ Chí Minh ngay càng tăng với tớc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách q́c tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách q́c tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phớ Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự kết hợp hài hoà giữa du lịch và quảng bá văn hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG của PHÁT TRIỂN DU LỊCH tới sự PHÁT TRIỂN bền VỮNG của TP hồ CHÍ MINH và các ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 32 - 35)