Ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG của PHÁT TRIỂN DU LỊCH tới sự PHÁT TRIỂN bền VỮNG của TP hồ CHÍ MINH và các ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 35 - 37)

1.1 .Tăng trưởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh

2.2Ảnh hưởng tiêu cực

2. Ảnh hưởng xã hội

2.2Ảnh hưởng tiêu cực

Rõ ràng, ngành Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm và có khả năng nâng cao nhận thức và giáo dục đối với người dân địa phương, thế hệ trẻ, và góp phần bảo tồn di sản văn hóa, mơi

trường. Ngược lại, nếu thiếu sự quản lý hiệu quả, du lịch có thể tác động tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực nói trên.

2.2.1 Phát triển du lịch có nguy cơ làm gia tăng tệ nạn xã hội

Nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cướp không phải do du lịch đẻ ra, trước khi du lịch phát triển nó đã tồn tại với các mức độ khác nhau, nhưng không ai phủ nhận rằng hoạt động du lịch làm cho tệ nạn mại dâm gia tăng đáng kể. Tại TPHCM, một du khách Nhật bị hành hung khi không chịu trả cho taxi số tiền 650.000 đồng, tức gấp 10 lần so với giá cước thực tế; đánh đập, dọa nạt hành khách khi tranh cãi về tiền cước dịch vụ,... Hiện tượng trên diễn ra ngày càng nhiều khi lượng du khách đến thành phố ngày càng gia tăng, là cơ hội để những người làm dịch vụ lợi dụng để kiếm lời.

Bên cạnh đó, mại dâm là một trong những tệ nạn nổi cộm ở TP. Hồ Chí Minh và ngày càng diễn biến phức tạp. “Về mặt luật pháp thì mại dâm bị cấm tại Việt Nam, nhưng trên thực tế, giới chức TP.Hồ Chí Minh thừa nhận có khoảng 3.000 phụ nữ đang hành nghề mại dâm. Theo số liệu thống kê mới đây, có gần 4.600 người hành nghề mại dâm trong tổng số hơn 7,5 triệu người dân. Song, theo một số nhà nghiên cứu, con số người hành nghề mại dâm nói trên thấp hơn nhiều so với thực tế. Con sớ chính xác có thể phải là 11.000 người. Những người này có thể hành nghề tại các quán karaoke, các quầy bar, trên đường phớ hay thậm chí là các khách sạn sang trọng ở trung tâm thành phố.”

2.2.2 Phát triển du lịch có nguy cơ làm ảnh hưởng đến văn hóa – đơ thị địa phương và bản sắc khu vực của thành phố

Phát triển du lịch bền vững đã đem lại cho thành phớ Hồ Chí Minh có cơ hội được giao thoa và học hỏi giữa các nền văn hóa và bản sắc dân tộc khác nhau, góp phần làm giàu đẹp và tích lũy nhiều hơn sự tinh túy của những nền văn hóa và bản sắc dân tộc đó. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn cho sự pha tạp và Tây hóa cho văn hóa đại phương và bản sắc khu vực của thành phố. Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa thực chất là chính sách và thực thi chính sách quản lý đơ thị và quản lý văn hóa đơ thị. Khi dân cư chưa có đầy đủ ý thức, khi luật pháp và các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh thì ý chí của chính quyền đơ thị cực kỳ quan trọng. Từ ý chí này sẽ có những qút sách và giải pháp hữu hiệu để thực thi việc bảo vệ di sản văn hóa, cũng là biện pháp quan trọng để giáo dục ý thức của người dân.

Tại TP Hồ Chí Minh, do áp lực của quá trình phát triển du lịch bền vững nên việc cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý đơ thị, đặc biệt thấy rõ trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc. Đơ thị Sài Gịn – TP Hồ Chí Minh với 300

năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc khổng lồ và quý giá, phản ánh giai đoạn hình thành và phát triển trong khơng gian văn hóa sơng nước độc đáo của văn hóa Nam bộ. Quá trình phát triển du lịch đã nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt quy hoạch kiến trúc đô thị từ sau thời kỳ mở cửa và đổi mới. Nhiều công trình mới đã và đang xây dựng ở khu vực trung tâm (Quận 1, 3, 5) gây tác động và phá vỡ cấu trúc cảnh quan đơ thị nói chung và khơng gian nhiều cơng trình cổ nói riêng.

Hiện tượng xâm hại di sản đơ thị có thể thấy qua việc một sớ cơng trình di sản bị tháo dỡ cho dự án mới, chẳng hạn dãy nhà xưởng có tuổi thọ trăm năm dọc kênh Tàu Hủ, rạch Bến Nghé đã hy sinh cho sự hình thành đại lộ Đông Tây, và gần đây nhất là trường hợp di tích lịch sử Ba Son, thương xá Tax và hầu hết những công trình khảo cổ học cơng nghiệp… Do đó, tính chất và bới cảnh của di sản đơ thị bị rạn vỡ từ chính mức độ tương phản giữa kiến trúc cũ – mới, lai tạp… Nhìn chung, xu hướng bảo tồn đơ thị có giá trị di sản của thành phố (Quận 1, 3 và 5) chủ yếu vẫn dựa vào khung pháp lý cứng như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đơ thị, Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan, song quá trình áp dụng thực tế còn nhiều bất cập và chậm trễ dẫn đến sự biến mất của nhiều giá trị vớn có và làm thay đổi cảnh quan kiến trúc trong một thời gian ngắn (đường Đồng Khởi là một điển hình). Thêm vào đó là lới tư duy “mặt tiền, mét vng” thiên về lợi nhuận khiến của các nhà đầu tư, của người dân cũng làm cho cơn lốc nhà cao tầng xoáy sâu vào các khu đất vàng trên địa bàn Quận 1, 3 (đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phạm Ngọc Thạch,…).

Trên quan điểm toàn diện nhìn nhận về di sản văn hóa, mỗi thành phớ có một đặc điểm về di sản riêng, được hình thành do quá trình lịch sử, vị trí địa lý và phần nào do các sự kiện lịch sử tác động vào thành phớ đó. Di sản văn hóa đơ thị Sài Gịn – TP Hồ Chí Minh khơng chỉ của riêng cộng đồng cư dân thành phố hay của miền Nam mà di sản này cần phải được coi là của cả nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ẢNH HƯỞNG của PHÁT TRIỂN DU LỊCH tới sự PHÁT TRIỂN bền VỮNG của TP hồ CHÍ MINH và các ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (Trang 35 - 37)