Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý môi trường làng nghệ lụa nha xá xã yên nam huyện duy tiên (Trang 44 - 45)

Bãi rác quy định

3.2.2.7. Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề

- Quy hoạch làng nghề gắn liền sản xuất với BVMT

Việc quy hoạch các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng trong làng ra, đồng thời tại các khu này phải có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn ... . Có 2 loại hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ:

Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp làng nghề cần xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung.

Quy hoạch phân tán: quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng xưởng, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch, loại hình này thích hợp với làng nghề cổ truyền như làng nghề dệt lụa truyền thống xã Mộc Nam –huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.

Hiện nay, tỉnh Hà Nam đã có quyết định xây dựng cụm cơng nghiệp làng nghề Hồng Đông . Và dự án này đã được triển khai. Tuy nhiên mơ hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp mới hơn, trong khi đó làng nghề lụa Nha Xá là một làng nghề truyền thống lâu đời, các máy móc trang thiết bị nhà xưởng đã được trang bị đầy đủ tại mỗi hộ gia đình. Vì vậy rất khó khăn để tập trung các hộ sản xuất vào khu vực quy hoạch. Và sẽ phải làm gì đối với các hộ sản xuất không nằm trong khu vực quy hoạch. Và liệu khi các hộ sản xuất vào một khu vực tập trung có làm mất đi nét đặc trưng văn hóa làng nghề khiến sức thu hút của làng nghề đối với khách du lịch bị

giảm sút. Với kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh có thể tìm ra hướng giải quyết các vấn đề trên. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc hình thành các khu, cụm cơng nghiệp làng nghề và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư,cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những cơng đoạn lắp ráp hồn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề.

Đối với làng nghề lụa Nha Xá đồng nghĩa với việc tập trung vào quy hoạch di dời từ công đoạn chuội tơ đến công đoạn nhuộm. Đây là quy trinh chủ yếu tạo ra lượng nước thải chưa hóa chất gây ơ nhiễm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến mơi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề. Trường hợp này có thể áp dụng đối với các hộ gia đình sản xuất dệt. Đồng thời với giải pháp này cũng nhằm giữ nét văn hóa đặc trưng của làng nghề lụa Nha Xá , vì đối với khách du lịch công đoạn sản xuất thu hút khách tham quan nhất vẫn là công đoạn dệt vải.

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý môi trường làng nghệ lụa nha xá xã yên nam huyện duy tiên (Trang 44 - 45)