Những khó khăn

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý môi trường làng nghệ lụa nha xá xã yên nam huyện duy tiên (Trang 38 - 40)

Bãi rác quy định

3.1.2. Những khó khăn

*) Tình trạng ơ nhiễm tại làng nghề lụa Nha Xá cũng như lưu vực sông Nhuê do nước thải từ làng nghề đổ ra ngày càng gia tăng.

*) Tổ chức và năng lực QLMT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

- Mặc dù huyện đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao năng lực QLMT nhưng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn trong cơng tác QLMT đang thiếu trầm trọng. Hiện nay, tại Phịng Tài ngun và Mơi trường Huyện Duy Tiên chỉ có 03 cán bộ, trong đó chỉ có 01 chuyên viên từng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành môi trường. Trong khi đó tại các xã, thị trấn chưa có cán bộ chuyên trách riêng trong lĩnh vực môi trường. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hệ thống tổ chức QLMT, tại cấp thành phố trực thuộc tỉnh phải có từ 4-5 cán bộ quản lý về mơi trường và tại cấp xã, phường phải có từ 1- 2 cán bộ chuyên trách về QLMT.

- Hệ thống văn bản Pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của địa phương, các quy định liên quan đến QLMT làng nghề chưa đầy đủ, chồng chéo, gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và việc triển khai đến người dân còn chưa triệt để.

- Nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp Bảo vệ mơi trường còn hạn chế. Theo qui định của Bộ Tài nguyên và Mơi trường nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp bảo vệ mơi trường là 1% tổng thu Ngân sách. Nhưng theo phó phịng Tài ngun và Mơi trường huyện cho biết nguồn kinh phí được cấp cho sự nghiệp bảo vệ mơi trường trên địa bàn thành phố hiện nay chỉ bằng 1/9 so với quy định.

- Hiện nay chưa có mức phí riêng đối với chất thải do các hộ kinh doanh sản xuất làng nghề. Hiện nay mức phí thu gom vẫn được tính chung cho các hộ gia đình trên địa bàn tồn phường Vạn phúc là 3000 đồng/hộ gia đình/tháng. Điều này dẫn đến các hộ sản xuất gây ô nhiễm nhưng không phải chịu các chi phí đối với thiệt hại do mình gây ra.

- Cơng tác Bảo vệ mơi trường cịn chưa có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các ban, ngành, việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

*) Mặc dù, người dân trên địa bàn xã Mộc Nam đã có ý thức về bảo vệ mơi trường, tuy nhiên chỉ giới hạn trong phạm vi giữ gìn vệ sinh thơn xóm. Theo thống kê,

thì ơ nhiễm làng nghề phần lớn từ các hộ gia đình sản xuất kinh doanh làng nghề. Nhưng khi được hỏi hầu như các hộ gia đình cùng cho rằng lượng thải mình thải ra khơng gây ơ nhiễm mấy so với các Doanh nghiệp. Vì sản xuất với quy mơ nhỏ lẻ, nước thải đổ vào nhiều nguồn khác nhau nên người dân không nhận thức được mức độ độc hại và ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề gây ra. Thêm nữa, ý thức tuân thủ quy đinh của các Doanh nghiệp cũng cịn chưa cao gây ơ nhiễm, khiến người dân không khỏi bức xức.

Do hạn chế trong nhận thức về nhiệm vụ Bảo vệ môi trường của người dân và Doanh nghiệp nên gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý cũng như trong việc triển khai thực hiện mơ hình cộng đồng tham gia Bảo vệ mơi trường.

*) Nhiều hoạt động mơi trường chỉ mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, nguyên vọng người dân cũng như đi sâu, đi sát tùy theo điều kiện địa phương để thực hiện.

*) Nguồn thải từ các hộ gia đình đổ vào nhiều nguồn khác nhau gây khó khăn cho việc xử lý nước thải. Hiện nay, cũng chưa có cơng nghệ nào phù hợp nhằm giải quyết vấn đề nước thải từ làng nghề dệt nhuộm lụa Nha Xá dù đã có nhiều dự án nghiên cứu đã được triển khai.

*) Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong ngồi nước đầu tư khơng đạt hiệu quả khiến nhiều cơ hội đã bị bỏ qua đối với làng nghề lụa Nha Xá .

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý môi trường làng nghệ lụa nha xá xã yên nam huyện duy tiên (Trang 38 - 40)