Đồng hồ so

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nguội 2017 (Trang 32)

3 .Thước cặp

5. Đồng hồ so

5.1. Đặc điểm và công dụng

Là dụng cụ đo chính xác 0.01 - 0.001mm. Đồng hồ điện tử cịn chính xác hơn.

Đồng hồ so dùng để điều chỉnh vị trí lắp ráp linh kiện, dụng cụ gá, kiểm tra sai lệch hình dạng hình học như độ cơn, độ thẳng, độ song song, vng góc, độ khơng đồng trục.

5.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ so

Vòng tai 9 của vỏ đồng hồ 1 là chỗ gá lắp khi lắp đồng hồ so. Khi đo, đầu đo 8 tiếp xúc với bề mặt đo của chi tiết, cùng với sự thay đổi kích thước đo, cần đo 7 sẽ di chuyển hướng trục trong ống lồng 6. Thông qua kim 4, 5 và đĩa chia độ 3 để đọc ra lượng dịch chuyển

Hình 2.20: Cấu tạo của đồng hồ so

5.3. Một số loại đồng hồ so

Hình 2.21: Một số loại đồng hồ so

5.4. Cách sử dụng

- Khi sử dụng đồng hồ so trước hết phải gá lên giá đỡ vạn năng, sau đó chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần đo.

33

- Điều chỉnh mặt số lớn cho kim đúng vị trí số “0”. Di chuyển đồng hồ so tiếp xúc suốt với bề mặt cần kiểm tra.

5.5. Cách bảo quản

- Khi sử dụng phải hết sức nhẹ nhàng tránh va đập. - Giữ không để trầy xước hoặc vỡ mặt đồng hồ.

- Không nên dùng tay ấn vào đầu đo để thanh đo di chuyển mạnh.

- Khi đo thì đồng hồ so phải ln được gá ở trên giá, khi sử dụng xong phải đặt đồng hồ vào đúng vị trí ở trong hộp và cất vào nơi quy định. - Không để đồng hồ so ở chỗ ẩm ướt.

5.6. Kiểm tra độ song song bằng đồng hồ so

Đặt chi tiết lên bàn máp, gá đồng hồ so lên giá đỡ, cho đầu đo tiếp xúc với bề mặt chi tiết. Đẩy chi tiết trên bàn máp đồng thời quan sát sự thay đổi của đồng hồ so. Nếu có sự thay đổi so với vị trí đầu tiên thì 2 bề mặt khơng song song, ngược lại nếu khơng có sự thay đổi thì 2 bề mặt song song.

5.7. Bài tập

Kiểm tra hình dạng của bề mặt các chi tiết - Bước 1: Kiểm tra đồng hồ so - Bước 2: Gá chi tiết lên thang đo - Bước 3: Ghi chép số liệu

6. THƯỚC VNG GĨC.

6.1. Cấu tạo

Thước vng góc do hai thước thẳng dài ngắn khác nhau vng góc với nhau tạo thành, phần thước mỏng gọi là lá, phần thước cịn lại gọi là đế.

Hình 2.23: Cấu tạo thước vng góc

- Phần thước lá được làm bằng thép có chia kích thước theo hệ mét và hệ inch

- Phần đế được làm bằng nhôm: là mặt chuẩn khi tiến hành kiểm tra độ vng góc.

34

6.2. Cơng dụng

- Đo góc vng trong. - Đo góc vng ngồi.

- Phần thước lá có cơng dụng như một thước lá dùng để đo độ dài, thước kẻ.

6.3. Quy trình đo

- Kiểm tra độ chính xác của thước. - Lau sạch bề mặt chi tiết cần đo. - Tiến hành đo kiểm.

- Quan sát kết quả bằng mắt. - Đánh giá kết quả đo được

6.3.1. Kiểm tra độ chính xác của thước

- Trước khi tiến hành kiểm tra độ vng góc phải kiểm tra thước có chính xác hay khơng bằng cách dùng thước vng kẻ chữ T như hình 3.20a. Sau đó lật ngược thước lại như hình 3.20b. Nếu 2 đường trùng nhau thì chứng tỏ thước vng góc vẫn cịn chính xác, ngược lại nếu 2 đường khơng trùng nhau thì thước khơng cịn chính xác. Khi khơng cịn chính xác, phải chỉnh sửa rồi mới dùng (Phương pháp kiểm tra các dụng cụ đo lường thường dùng có thể tham khảo thêm ở sách chuyên về kiểm nghiệm dụng cụ đo lường).

Hình 2.24: Phương pháp kiểm tra độ chính xác của thước vng

6.3.2. Tiến hành đo kiểm

- Đầu tiên (1) áp phần đế vào một mặt, tiếp theo (2) kéo thước từ từ cho đến khi phần thước lá chạm và bề mặt của chi tiết. Quan sát khe hở ánh sáng lọt qua, nếu ánh sáng lọt qua đều thì chi tiết vng góc, ngược lại ánh sáng lọt qua khơng đều thì chi tiết khơng vng góc.

35

Hình 2.24: Cách kiểm tra độ vng góc bằng thước vng góc

Hình 2.25: Kết quả đo (a): ánh sáng lọt qua đều (b): ánh sáng lọt qua không đều

6.4. Một số sai phạm khi tiến hành đo

- Áp phần thước lá trước sau đó kéo thước cho phần đế tiếp xúc vào mặt của chi tiết

\

Hình 2.26: Kéo cho phần đế tiếp xúc vào mặt của chi tiết

- Lấy chi tiết đẩy vào thước

Hình 2.27: Lấy chi tiết đẩy vào thước

- Không áp sát phần đế rồi mới kéo thước mà đặt thẳng thước vào góc của chi tiết dễ dẫn tới hiện tượng giữa các mặt của thước và các mặt của chi tiết tiếp xúc với nhau là tiếp xúc đường

36

Hình 2.28: Mặt thước khơng áp sát với mặt chi tiết

6.5. Cách bảo quản

- Không dùng thước để dùng làm búa gõ - Không để vật khác chồng lên thước

- Khi sử dụng song phải để đúng nơi quy định, không để bừa bãi… 6.6. Bài tập

Kiểm tra độ vuông góc của chi tiết mẫu - Bước 1: Kiểm tra thước

- Bước 2: Tiến hành đo - Bước 3: Ghi chép số liệu

7. Biện pháp an tồn và vệ sinh cơng nghiệp

- Trước khi đo kiểm phải vệ sinh sạch sẽ các vật đo.

- Không được để dụng cụ đo tiếp xúc với các vật đo đang chuyển động và có nhiệt độ cao.

- Cầm nắm cẩn thận tránh làm cho dụng cụ đo bị rơi xuống nền xưởng. - Hạn chế việc dịch chuyển đầu đo trượt trên bề mặt vật đo.

- Không được tháo rời dụng cụ đo nếu khơng cần thiết.

- Kiểm tra, điều chỉnh độ chính xác của dụng cụ đo sau một thời gian sử dụng nhất định.

- Sau khi sử dụng phải lau chùi sạch sẽ, để vào trong hộp đựng và cất giữ ở nơi khơ ráo thống mát. Bôi một lớp dầu bôi trơn lên các phần làm bằng thép nếu khơng sử dụng trong một thời gian dài

Tiêu chí đánh giá

Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau:

Công dụng kết cấu một số dụng cụ đo Kỹ thuật đo và kiểm tra Đo các kích thước yêu cầu

Câu hỏi

Câu 1: Hãy cho biết cách để nhận biết thước cặp đã mất độ chính xác?

Câu 2: Hãy cho biết cách để nhận biết panme đo ngồi đã mất độ chính xác? Câu 3: Hãy cho biết cách để nhận biết panme đo trong đã mất độ chính xác? Câu 4: Để đo đường kính của một trục nên chọn thước cặp hay panme đo ngoài

37

BÀI 3 VẠCH DẤU VẠCH DẤU

Giới thiệu: Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay để gia công chi tiết công việc

đầu tiên của người thợ phải vạch dấu được theo đúng yêu cầu bản vẽ. Để gia cơng được chi tiết đúng kích thước đảm bảo u cầu kỹ thuật thì phải vạch dấu chính xác, biết cách phân bố lượng dư hợp lý

Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối đơn giản

- Biết lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ vạch dấu đúng thao tác - Vạch được dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối trên mặt phẳng.

Nội dung chính:

1. CÁC KIẾN THỨC CHUN MƠN VỀ VẠCH DẤU

Mục tiêu :

- Sử dụng được các dụng cụ vạch dấu

- Biết lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ vạch dấu đúng thao tác - Vạch được dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối trên mặt phẳng

1.1. Khái niệm

Đối với nghề nguội khi chế tạo các sản phẩm người ta thường dùng phương pháp vạch dấu để giới hạn các phần kim loại cần bỏ đi và phần kim loại còn lại của sản phẩm. Trên cơ sở những đường vạch dấu mà người thợ sẽ điều chỉnh mức độ cắt gọt cũng như tốc độ gia công. Các đường vạch dấu thường nằm ngoài các đường biên kích thước sau cùng của sản phẩm để người thợ gia công bán tinh và tinh.

1.2. Các loại dụng cụ kê đỡ, vạch dấu và đo kiểm 1.2.1. Mũi vạch

Mũi vạch là một thanh thép nhỏ có dạng hình trụ trịn hoặc dẹp. Đầu mũi vạch thường được mài nhọn và được tôi cứng để tạo vết rõ trên bề mặt phôi liệu.

38

1.2.2. Com-pa

Com-pa được làm bằng thép, hai đầu được mài nhọn. Com-pa dùng để vạch các đường trịn hoặc cung trịn trên bề mặt của phơi.

Hình 3.2: Com-pa

Để định vị com-pa trên phôi thường người ta sử dụng chấm dấu để giữ một đầu của com-pa cố định trên bề mặt của phôi. Để giữ khoảng cách giữa hai đầu đo được cố định trên com-pa có một vít điều chỉnh hoặc hai càng của com-pa được ép khá chặt vào nhau.

1.2.3. Đài vạch

Đài vạch là một dụng cụ dùng đề vạch các đường song song trên bề mặt phôi đã được sơn màu; dùng để kiểm tra độ nghiêng lệch của các bề mặt chi tiết, độ đảo của các trục và mặt đầu ...v.v. Đài vạch thường được làm bằng thép gồm một giá đở và một mũi vạch có thể điều chỉnh chiều cao mũi vạch.

Hình 3.3: Đài vạch

1.2.4. Khối D, khối V, bàn máp (Bàn vạch dấu)

Đây là những dụng cụ dùng để kê đỡ phôi, chi tiết gia công. Khối V dùng để đỡ các chi tiết hình trụ trịn, bàn máp và khối D thường dùng để đỡ các chi tiết dạng hình khối.

39

Hình 3.5: Các tấm đỡ dùng khi lấy dấu

a) Tấm phẳng (Khối D), b)Khối V, c) Tấm đỡ điều chỉnh; d) Tấm đỡ kiểu chêm; 1- Thân dưới; 2- Thân trên; 3- Vít chỉnh.

1.2.5. Thước lá, thước đứng, ê-ke

- Thước góc ê-ke là dụng cụ dùng để kiểm tra các góc vng và kiểm tra độ phẳng của các bề mặt có diện tích nhỏ.

- Thước lá, thước đứng

40

1.2.6. Chấm dấu

- Chấm dấu là dụng cụ dùng để giữ cho đường vạch dấu khơng bị nhịe và mất trong quá trình chế tạo sản phẩm.

Hình 3.7: Chấm dấu

- Chấm dấu được làm bằng thép. Đầu chấm dấu được mài nhọn một góc từ 600

÷ 900

và được tơi cứng.

1.3. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối

1.3.1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Đường vạch dấu thẳng.

- Cung và đường thẳng liền nhau. - Kích thước chính xác.

- Chấm dấu đều và rõ.

1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị:

- Bột màu, mũi vạch, com-pa, đài vạch, khối D, khối V, bàn máp, thước lá, thước đứng, ê-ke, êtô, búa nguội.

- Phôi liệu: phôi rèn

1.3.3. Kỹ thuật vạch dấu và chấm dấu: • Vạch dấu bằng đài vạch:

Hình 3.8: Vạch dấu bằng đài vạch

- Đài vạch, phôi và khối V đặt trên bàn máp - Khối V có tác dụng định vị phơi

- Phôi đã được bôi bột màu

- Kéo đài vạch trượt trên bàn máp và mũi vạch trượt trên mặt phơi

Mịi chÊm dÊu ChÊm dÊu

41

• Vạch dấu bằng mũi vạch:

- Đặt thước hoặc dưỡng trên bề mặt phôi cố định

- Kéo mũi vạch trượt trên bề mặt phôi và thước hoặc dưỡng - Độ nghiêng của mũi vạch hợp với thước và phơi một góc 150

và 750

Hình 3.9: Vạch dấu bằng mũi vạch

• Vạch dấu bằng com-pa:

Hình 3.10: Vạch dấu bằng com-pa

- Xác định kích thước cung bằng thước lá

- Xác định tâm cung tròn và chấm dấu trước khi vạch dầu bằng com-pa - Đầu com-pa hơi nghiêng về phía trước cùng với chiều quay

• Chấm dấu:

- Chấm dấu được tiến hành sau khi vạch dấu

- Mũi chấm dấu phải được mài nhọn và có độ cứng cao hơn phơi liệu - Khoảng cách giữa các dấu chấm khoảng từ 1-2 mm và trùng với đường vạch dấu

42

Hình 3.11: Trình tự tiến hành chấm dấu.

2/. THỰC HÀNH VẠCH DẤU :

Mục tiêu : - Rèn luyện kỹ năng lấy dấu mặt phẳng và khối

- Lập được quy trình lấy dấu 1 Chuẩn bị phôi liệu

- Tôn 110 x 110 x 1

- Dụng cụ vạch dấu: mũi vạch, thước, ê ke vuông, chấm dấu, búa … 2 Đọc và nghiên cứu bản vẽ

43

2.3 Yêu cầu kỹ thuật: - Đường vạch dấu thẳng. - Kích thước chính xác. - Chấm dấu đều và rõ.

2.4 Quy trình cơng nghệ vạch dấu - Chọn 1 mặt chuẩn

- Dùng thước lá và ê ke vng đo đúng kích thước bản vẻ - Dùng mũi vạch dấu để kẻ

- Dùng búa, mũi đột chấm dấu theo đúng yêu cầu bản vẽ - Lật mặt tấm tôn lại và vạch dấu theo đúng yêu cầu bản vẽ - Chấm dấu

44

3/. CÁC DẠNG SAI HỎNG, CÁCH PHÒNG NGỪA

Mục tiêu : - Biết được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi

vạch dấu

TT Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Đường gạch bị lẹm

- Do gá đặt không chắc chắn

- Giữ thước không chắc - Khi vạch không chuẩn

- Gá đặt lại

- Tay giữ thước chặt hơn

2 Vạch dấu không đúng kích thước

- Do thước khơng chuẩn, q trình vạch khơng đúng, gá kẹp phôi không chuẩn

- Chỉnh lại thước, gá kẹp phơi lại, nhìn thẳng phơi vạch dấu

3 Đường kẽ không rõ

- Do mũi vạch bị cùn hoặc sử dụng chất bôi quét không hợp

- Mài lại mũi vạch, sử dụng chất bơi qt phù hợp hơn

Tiêu chí đánh giá

Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau:

Kỹ thuật vạch dấu Vạch dấu trên phơi

Câu hỏi Câu 1: Lấy dấu là gì? Tại sao cần phải lấy dấu?

Câu 2: Nêu các loại dụng cụ thường dùng khi vạch dấu ?

Câu 3: Để cho các đường vạch dấu được ổn định cần chuẩn bị phôi liệu, dụng cụ như thế nào?

Câu 4: Trong các loại bột màu sau: bột thạch cao, bột đất sét nung, loại nào có độ bám dính và vạch dấu rõ hơn?

Câu 5: Hãy cho biết làm cách nào để bột màu khơng bị nhịe trong quá trình vạch và chấm dấu?

45

BÀI 4

CƯA KIM LOẠI

Giới thiệu: Trong quá trình gia cơng cơ khí, một chi tiết thường phải qua

nhiều phương pháp gia công khác nhau cuối cùng mới đạt được yêu cầu kỹ thuật. Gia công thô, gia công nửa tinh và gia công tinh. Để hoàn thành một sản phẩm khi thực hành Nguội cơ bản người học sẽ qua công đoạn cưa kim loại. Bài học sau sẽ giúp chúng ta hiễu rõ thêm về quá trình cưa

Mục tiêu của bài:

- Trình bày được phương pháp cưa kim loại - Lắp được lưỡi cưa đúng kỹ thuật

- Cưa được kim loại ở dạng trịn,thanh,ống..

Nội dung chính:

1. Các kiến thức chuyên môn về cưa kim loại. 2. Thực hành cưa 2. Thực hành cưa

3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

1/. CÁC KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ CƯA KIM LOẠI

Mục tiêu : - Biết được phương pháp cưa kim loại - Cách sử dụng cưa để cưa

1. Khái niệm:

Cưa là một phần việc trong gia công bằng phương pháp nguội. Do đặc điểm của lưỡi cưa kim loại thông dụng nên cưa thường dùng để cắt những phần kim loại có mạch thẳng và cưa là phần chuẩn bị cho bước gia công tiếp theo.

2. Cấu tạo khung cưa và lưỡi cưa

2.1. Cấu tạo khung cưa

46

Khung cưa thường được làm bằng thép tấm hoặc tôn dập. Khung cưa được làm thành 2 phần có thể tháo rời ra được, tùy theo chiều dài lưỡi cưa mà người sử dụng điều chỉnh vị trí lắp ghép giữa hai phần với nhau. Đầu gắn lưỡi cưa có hai rãnh, có thể lắp lưỡi cưa nằm đứng hoặc nằm ngang tùy theo công việc.

2.2. Cấu tạo lưỡi cưa và phân loại a. Cấu tạo lưỡi cưa: a. Cấu tạo lưỡi cưa:

Lưỡi cưa được làm bằng thép các bon hoặc thép hợp kim dụng cụ. Lưỡi

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nguội 2017 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)