Chương 1 Lý luận chung về hình thức hợp đồng
1.4. Hợp đồng vi phạm hình thức và hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm
Hình thức của hợp đồng khơng chỉ có giá trị khi giao kết, thực hiện hợp đồng mà ngay cả khi sửa đổi hợp đồng, nó cũng đóng một vai trị nhất định. Thật vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 423 BLDS 2005: “Trong trường hợp hợp đồng
được lập thành văn bản, được cơng chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tn theo hình thức đó”. Quy định này xuất phát từ
bản chất của việc sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận thay đổi điều khoản cũ bằng một điều khoản mới hay hiểu xa hơn là thay thế hợp đồng cũ bằng việc xác lập một hợp đồng mới. Vì vậy, nó địi hỏi các bên phải dựa trên những kiểu hình thức hợp đồng có giá trị pháp lý, chứng cứ tương đương để thay thế cho nhau.
Nếu hợp đồng ban đầu được lập thành văn bản thì khi sửa đổi hợp đồng cũng phải lập thành văn bản. Nếu khi giao kết hợp đồng được lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí, xin phép thì khi sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức ban đầu ấy nếu muốn việc sửa đổi có hiệu lực. Việc khơng tn thủ quy định tại Điều 423 BLDS 2005 khi sửa đổi hợp đồng có thể làm hợp đồng mới giữa các bên bị xem là vi phạm hình thức, dẫn đến việc Tịa án có thể áp dụng Điều 134 BLDS 2005 để ấn định cho các bên thời gian để khắc phục.
1.4. Hợp đồng vi phạm hình thức và hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm về hình thức hình thức
Khơng giống như BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 khơng đặt yếu tố hình thức như là một điều kiện bắt buộc phải tuân thủ để mọi hợp đồng phát sinh hiệu lực. Các bên có thể lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp để chứng minh sự thỏa thuận của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quyền tự do lựa chọn
27
hình thức giao kết cho hợp đồng của các bên chủ thể trong chừng mực nào đó bị pháp luật giới hạn vì những lý do nhất định, trong những trường hợp đó pháp luật quy định hợp đồng phải tuân thủ theo một hình thức nhất định (văn bản thông thường; văn bản có cơng chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, xin phép) thì các bên tham gia khơng cịn cách nào khác là phải thực hiện theo yêu cầu đó. Trường hợp các bên khơng thực hiện theo u cầu về hình thức do pháp luật đặt ra thì hợp đồng đã giao kết được xác định là vi phạm hình thức.
Mặc dù vậy, hiện nay, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả Lê Minh Hùng theo hướng chi tiết hơn khi cho rằng theo quy định pháp luật Việt Nam thì hợp đồng vi phạm hình thức hợp đồng có thể có hai dạng với những hậu quả pháp lý khác nhau20: dạng thứ nhất là vi phạm “hình thức bắt buộc của hợp đồng”; dạng thứ hai là vi phạm “điều kiện về hình thức của hợp đồng”.
Theo đó, đối với trường hợp thứ nhất: Pháp luật quy định hợp đồng phải tuân theo một hình thức nhất định nhưng lại khơng quy định hệ quả pháp lý nào của việc tuân thủ hay khơng tn thủ hình thức đó, thì việc khơng tn thủ hình thức đó chỉ đơn giản được hiểu là vi phạm hình thức “bắt buộc” của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng cầm cố tài sản (Điều 327 BLDS 2005); hợp đồng đặt cọc (Điều 358 BLDS 2005); hợp đồng bảo lãnh (Điều 362 BLDS 2005); hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn thuê dưới 06 tháng (Điều 492 BLDS 2005); hợp đồng bảo hiểm (Điều 570 BLDS 2005) hay hợp đồng xây dựng theo Nghị định 48/2010/NĐ-CP.
Đối với trường hợp thứ hai: Pháp luật không chỉ buộc hợp đồng giữa các bên phải tuân theo một hình thức nhất định mà cịn ghi nhận hình thức đó là điều kiện có hiệu lực có của hợp đồng nên chỉ khi các chủ thể hồn thiện hình thức bắt buộc đó thì hợp đồng mới có hiệu lực để nhằm bảo đảm trật tự cơng cộng cũng như lợi ích của các chủ thể tham gia. Đây là các trường hợp mà hình thức bắt buộc được xem như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ: các hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải thực hiện công chứng, chứng thực như là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hay các hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp
20Lê Minh Hùng (2011), Hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - lý
luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật: Đề tài nghiên cứu
28
quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính(Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013).
Vấn đề tiếp theo được đặt ra là hợp đồng vi phạm về hình thức thì phải chịu hậu quả pháp lý gì? Có nghĩa là khi các bên khơng tn thủ và thực hiện theo quy định pháp luật về hình thức bắt buộc thì họ phải chịu những tác động bất lợi gì.
Tiếp tục tìm hiểu tổng quan, qua quy định của Điều 134 BLDS 2005:
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên khơng tn theo thì theo u cầu của
một hoặc các bên, Tồ án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vơ hiệu.
Và Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005: “Hợp đồng không bị vô hiệu
trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”; có thể thấy do hợp đồng được xem là một loại hình giao dịch dân sự nên các
quy định chung về giao dịch dân sự cũng có thể được áp dụng cho cả hợp đồng, dẫn đến việc tồn tại hai khái niệm cùng được sử dụng để chỉ tình huống hợp đồng khơng thực hiện hình thức bắt buộc nhất định do pháp luật đặt ra, đó là: trường hợp các bên khơng tn thủ hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (hay giao dịch dân sự nói chung) và trường hợp vi phạm về hình thức. Ở đây, về mặt câu chữ thể hiện trong từng điều luật có thể khác nhau, nhưng lại chứa đựng cùng một nội dung mà nhà làm luật muốn phản ánh.
Tuy nhiên, cách giải quyết của hai điều khoản này có vẻ không thống nhất với nhau, Điều 134 ghi nhận hợp đồng vi phạm hình thức vẫn có thể bị vơ hiệu nếu các bên khơng khắc phục hình thức trong thời hạn Tòa án ấn định nhưng Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 lại cho phép hợp đồng giữa các bên vẫn có hiệu lực mặc dù khơng tn thủ về mặt hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hiện nay vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi nhưng nếu xem Điều 134 BLDS 2005 là một trường hợp pháp luật có quy định khác của Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 có thể đưa ra câu trả lời như sau: khi các bên tham gia đã khơng thực hiện giao kết theo hình thức pháp luật quy định bắt buộc phải tuân thủ để hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đã xác lập có thể sẽ khơng có hiệu lực, khơng được cơng nhận giá trị pháp lý bởi Tịa án bằng thủ tục tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên, thủ tục này sẽ chỉ được tiến hành khi đáp ứng thêm các điều kiện ngồi việc khơng tuân thủ điều kiện về hình thức như:
29
+Có u cầu của một hoặc các bên chủ thể;
+Tòa án đã buộc các bên phải thực hiện quy định về hình thức trong một thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó các bên vẫn khơng thực hiện;
+Việc yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức phải được thực hiện trong thời hiệu là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập theo Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005.
Ngồi hậu quả bất lợi khơng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập thì khi hợp đồng bị tun bố vơ hiệu sẽ dẫn tới một loạt các trách nhiệm về vật chất khác giữa các bên theo Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005: “Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình
trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”, cụ thể các trách nhiệm này bao gồm:
+Khơi phục lại tình trạng ban đầu, phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận (bằng hiện vật hoặc bằng tiền): loại trách nhiệm này được xây dựng trên cơ sở lý luận: vì hợp đồng (hay giao dịch nói chung) bị vơ hiệu nên không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên kể từ thời điểm xác lập nên phải đưa các bên trở lại tình trạng khởi thủy lúc trước khi xác lập giao dịch. Nếu các bên có nhận tài sản của nhau thì phải hồn trả, trường hợp khơng trả bằng hiện vật được thì hồn trả bằng tiền. Trước đây, Tòa án nhân dân tối cao từng ban hành Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định pháp luật để giải quyết các vụ án kinh tế, theo đó tại Điểm b Mục II Nghị quyết này có liệt kê một số trường hợp khơng thể hồn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế bị vô hiệu như: khi tài sản đã bị mất mát hoặc hư hỏng; khi tài sản đã được đưa vào khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay Nghị quyết nêu trên khơng cịn giá trị sử dụng nữa, trong khi BLDS 2005 thì khơng có bất kỳ quy định nào hướng dẫn chi tiết về các trường hợp khơng thể hồn trả bằng hiện vật này.
+Bên có lỗi khiến hợp đồng vơ hiệu mà gây thiệt hại cho bên cịn lại thì phải hồi thường. Bản chất của việc bồi thường thiệt hại ở đây là nhằm bù đắp những tổn thất cho bên bị thiệt hại để khôi phục lại trạng thái ban đầu trước khi xác lập hợp đồng.
Đối với vấn đề xác định lỗi và bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã từng ban hành Nghị quyết số
30
01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, trong đó có đề cập chi tiết về việc xử lý các trách nhiệm vật chất này khi hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu. Cụ thể:
-Về xác định lỗi: Điểm a1 Tiểu mục 2.4 mục 2 chương I đưa ra chỉ dẫn: “Một bên bị coi là có lỗi nếu bên đó có hành vi làm cho bên kia nhầm tưởng là có
đầy đủ điều kiện để mua nhà ở hoặc bán nhà ở là hợp pháp”. Hơn thế nữa, Nghị
quyết cịn nêu rõ những ví dụ cụ thể tại cùng quy định trên:
Ví dụ về trường hợp bên bán bị coi là có lỗi: Bên bán bị coi là có lỗi nếu làm cho bên mua tin tưởng là bên bán có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hoặc có hành vi gian dối để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và sử dụng các giấy tờ này làm bằng chứng để cho bên mua tin và giao kết hợp đồng mua bán nhà ở đó.
Ví dụ về trường hợp bên mua bị coi là có lỗi: Bên mua bị coi là có lỗi nếu có hành vi gian dối làm cho bên bán tin tưởng là tài sản đặt cọc, tài sản để thực hiện nghĩa vụ thuộc quyền sở hữu của bên mua nên đã giao kết hoặc giao nhà ở cho bên mua.
-Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: yếu tố này sẽ được căn cứ vào mức độ lỗi của các bên trong việc dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Nếu các bên có lỗi như nhau thì mỗi bên chịu trách nhiệm với một nửa giá trị thiệt hại (Điểm b Tiểu mục 2.4 mục 2 chương I).
Ngồi ra, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 cịn hướng dẫn chi tiết về cách thức xác định thiệt hại để đảm bảo sự công bằng, hợp lý giữa các bên dựa trên cơ sở định giá theo thị trường, hoặc chi phí mà các bên bỏ ra cải tạo, sửa chữa làm tăng giá trị nhà ; chi phí sửa chữa do làm hư hỏng; ...