Thực trạng áp dụng pháp luật đối với việc xử lý hậu quả của hợp đồng

Một phần của tài liệu HIÌNH THỨC hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 63 - 69)

Chương 1 Lý luận chung về hình thức hợp đồng

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật dân sự về hình thức hợp đồng

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với việc xử lý hậu quả của hợp đồng

phạm hình thức.

Tác giả nhận thấy, đường lối xử lý hậu quả của hợp đồng vi phạm hình thức - điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khơng chỉ có sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2005 với thực tiễn xét xử mà bản thân nội tại cách giải quyết vấn đề trên của các Tịa án cũng khơng thống nhất với nhau. Có trường hợp Tịa án cơng nhận hợp đồng dù các bên khơng tn thủ về hình thức nhưng có trường hợp Tịa án ấn định cho các bên một khoản thời gian để hồn thiện hợp đồng, nếu khơng tn thủ hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

57

Đối với các trường hợp công nhận hợp đồng, thật ra đây là một giải pháp mang tính chất chủ động của Tòa án dựa trên cơ sở Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2004: “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình

thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.Ở đây, để vận dụng điều luật này,

dường như các Thẩm phán đã theo hướng hiểu rằng các hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc mà pháp luật quy định sẽ vơ hiệu chỉ khi có một quy định pháp luật thể hiện trực tiếp, cụ thể về sự vơ hiệu đó, ví dụ như thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010 khơng được lập thành văn bản thì khơng có hiệu lực. Theo cách hiểu này, trên thực tế, một số Tịa án đã tiến hành cơng nhận hợp đồng khơng tn thủ hình thức luật định dựa trên cơ sở việc xác định các bên chủ thể đã thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung hợp đồng. Ví dụ: theo nội dung một vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa ngun đơn là Cơng ty WHS và bị đơn là Công ty Duy Trang. Công ty WHS và Công ty Duy Trang đã xác lập bốn bộ chứng từ hàng hóa. Tổng giá trị số hàng đã giao là 154.987,03USD. Từ ngày 26-5- 2010 đến ngày 17-8-2010 công ty Duy Trang đã thanh tốn cho cơng ty WHS tổng cộng 68.988USD, số nợ tiền hàng được xác định và được Công ty Duy Trang thừa nhận là 85.990,03USD. Nay công ty WHS khởi kiện yêu cầu Duy Trang phải thanh toán ngay số nợ tiền hàng và lãi trả chậm tính đến ngày 17-10-2011 là 103.231,62USD. Tại bản án sơ thẩm số 1891/2011/KDTM-ST ngày 21-10-2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh57, Hội đồng xét xử nhận định: “dù hai

bên không lập ba hợp đồng bằng văn bản theo như quy định tại Điều 27 Luật Thương mại 2005” và trong các hợp đồng mua bán hàng hóa này, hai bên đã thực

hiện nghĩa vụ giao hàng cũng như thanh toán một phần tiền hàng cho nhau, nên “tuy

có sự vi phạm về hình thức nhưng khơng bị vô hiệu đúng theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005”.

Cách xử lý này của Tịa án mang tính chủ động, mạnh dạn cao nhưng khơng phải là một giải pháp mới mẻ. Bởi trước đây, HĐTP TANDTC đã từng ban hành Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, Nghị quyết này hướng đến việc công nhận hiệu lực đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm hình thức bắt buộc được giao kết trước ngày 01-7-2004 khi có các điều kiện nhất định, trong đó quan trọng nhất vẫn là căn cứ việc các bên đã thực hiện hợp đồng hay chưa và trên thực tế. Còn đối với các loại hợp đồng khác hay

57Bản án tham khảo tại sách Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận

58

hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác lập từ ngày 01-7-2004 trở về sau, mặc dù pháp luật khơng có quy định nhưng cũng đã có những quyết định của Tịa án về việc có thể cơng nhận hợp đồng vi phạm hình thức giữa các bên có giá trị như hợp đồng được giao kết hợp lệ. Ví dụ: Trong vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa bà Tuyến và bà Nga, Cụ Kỉnh thừa nhận đứng tên hộ bà Tuyến để xác lập một quan hệ mua bán với bà Nga có đối tượng là nhà đất diện tích 169,46 m2, hợp đồng này đã được công chứng) và bà Tuyến đã giao cho bà Nga tổng số tiền là 3.000.000.000đ còn lại 1.650.000.000đ thanh tốn nốt khi có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đứng tên bà Tuyến. Sau đó, ngày 23-7-2009 bà Tuyến giao cho bà Nga thêm 100.000.000đ, bà Nga đã giao đất cho bà Tuyến sử dụng từ tháng 8 năm 2009. Tuy nhiên, bà Tuyến chưa thanh tốn số tiền cịn lại cho bà Nga dẫn tới phát sinh tranh chấp. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ, làm rõ về vấn đề thực hiện cũng như nội dung hợp đồng giữa các bên mà quyết định công nhận hợp đồng giữa cụ Kỉnh và bà Nga được Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định là chưa đủ cơ sở vững chắc, vì vậy theo Quyết định giám đốc thẩm số 266/2012/QĐ-GĐT ngày 20/6/2012 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao58 thì: “Hợp đồng mua bán nhà đất giữa bà Nga với bà Tuyến tuy

khơng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nhưng hai bên đã thực hiện, bên bán giao nhà cho bên mua sử dụng và nhận phần lớn số tiền bán nhà”,

“Trong trường hợp này lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cần làm

rõ nếu công nhận một phần hợp đồng mua bán nhà giữa bà Nga với bà Tuyền có ảnh hướng tới việc sử dụng nhà đất giữa các đương sự hay không? Nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng nhà của hai bên thì cơng nhận tồn bộ hợp đồng mua bán giữa hai bên bà Tuyến và bà Nga”.

Tuy nhiên, ngoài hướng giải quyết là xem xét về việc thực hiện hợp đồng của các bên để quyết định công nhận hợp đồng hay khơng thì thực tiễn xét xử hiện này cịn tồn tại những trường hợp Tịa án buộc các bên khắc phục hình thức bắt buộc bị vi phạm. Giải pháp này được đưa ra trên cơ sở quy định tại Điều 134 BLDS 2005 và xem đây là “trường hợp pháp luật có quy định khác” của Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên khơng tn theo thì theo u

cầu của một hoặc các bên, Tồ án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết

định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời

58Bản án tham khảo tại sách Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận

59

hạn; q thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vơ hiệu”; theo đó, Tịa án sẽ

ấn định cho các bên một thời hạn để hồn thiện về hình thức, nếu q thời hạn mà các bên khơng thực hiện thì hợp đồng (hay giao dịch) vô hiệu. Quy định này tưởng chừng như rất rõ ràng nhưng lại dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn trên thực tế, bởi theo điều luật thì Tịa án sẽ là chủ thể quyết định, vậy có phải trong mọi trường hợp Tịa án đều phải ấn định thời hạn cho các bên hồn tất hình thức hay Tịa án hồn tồn có thể tun bố vơ hiệu ngay khi có yêu cầu của một trong các bên.

Thơng thường, Tịa án sẽ theo hướng cho phép các bên thực hiện thủ tục hình thức trong một thời gian nhất định. Mặc dù vậy, cũng đã có Tịa án theo hướng tun bố hợp đồng vô hiệu ngay mà bỏ qua thủ tục cho phép các bên khắc phục thiếu sót về hình thức. Cụ thể: Quyết định giám đốc thẩm số 19/2010/DS-GĐT ngày 08/4/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Kiều Minh và bị đơn là bà Chu Thị Chại: Xem xét hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa chị Minh và bà Chại nêu trên thấy rằng các đương sự thỏa thuận chuyển nhượng “2 gian nhà cột gỗ, lợp ngói” trên 60,5 m2 đất, hợp đồng được lập dưới hình thức văn bản viết tay khơng có xác nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về mặt nội dung, tuy trong tổng diện tích đất chuyển nhượng nêu trên chỉ có 37,62 m2 là ơng Bình được cấp GCNQSDĐ đề làm nhà ở, còn 22,88m2 chưa được cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, diện tích đất này là một phần trong 400m2 Ban Thanh lý tài sản huyện ủy Trạm Tấu đã chuyển nhượng cho ơng Bình và diện tích đất này gắn liền với căn nhà mà ông Bình đã mua thanh lý. Hơn nữa, theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân huyện Trạm Tấu thì diện tích đất có tranh chấp trong khu dân cư, có điều kiện cấp GCNQSDĐ và thực tế UBND huyện đã đồng ý cho chị Minh nộp tiền để được cấp GCNQSDĐ. Như vậy, có cơ sở xác định việc chuyển nhượng nhà đất nêu trên khơng có vi phạm về nội dung. Tại Quyết định Giám đốc thẩm số 19/2010/DS-GĐT ngày 08/4/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Tranh chấp quyền sử dụng đất” có nhận định: “hợp đồng chuyển nhượng chỉ do hai bên ký kết mà khơng có xác nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơng chứng nên chỉ vi phạm về hình thức” và “Lẽ ra khi giải quyết lại vụ án vào năm 2007, Tòa án

cấp sơ thẩm phải áp dụng điểm b tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của HĐTP TANDTC để ấn định thời hạn cho các đương sự thực hiện hình thức hợp đồng làm cơ sở để giải quyết vụ án mới đúng”.

60

Cách giải quyết này cũng thường được áp dụng, nếu hợp đồng vừa vi phạm về hình thức và vừa vi phạm nội dung mà khơng thể khắc phục được thì Tịa án theo hướng tun bố vơ hiệu ngay. Ví dụ: Về tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị Báu và bà Phan Kim Hạnh, theo đó bà Phạm Thị Báu (nguyên đơn) khởi kiện yêu cầu Tịa án cơng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của mình với nhà đất (diện tích 394,6m2) tại số 112/3 Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Bởi theo bà, người được quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp nhà đất trên, chị Phan Kim Hạnh (bị đơn) đã ký hợp đồng tặng cho nhà ở cho bà và văn bản này đã được hợp pháp hóa lãnh sự (do nguyên đơn và bị đơn đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài) vào ngày 21/9/2007. Tuy nhiên, trước khi lập văn bản tặng cho cụ Báu thì vào ngày 17/5/2007, bà Hạnh đã ủy quyền cho bà Trần Thị Minh (thường trú tại Việt Nam) quản lý và làm hợp đồng tặng cho để bà Minh đứng tên nhà đất nói trên theo đúng quy định pháp luật Việt Nam vì muốn bà Trần Thị Minh thay mặt bà Hạnh xin thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 177/2007/DSPT ngày 11/6/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp việc kiện “Đòi nhà” giữa bà Phan Kim Hạnh với bị đơn là bà Nguyên Thị Kim Biên, bản án này đã quyết định công nhận bà Hạnh được quyền sở hữu và sử dụng nhà đấttại số 112/3 Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Đến ngày 31/7/2007, bà Hạnh ký “Bản cam kết” với bà Trần Thị Minh khẳng định vẫn giữ nguyên ủy quyền ngày 17/5/2007. Văn bản này cũng được hợp pháp hóa lãnh sự ngày 31/7/2007.Tiếp đó, ngày 19/9/2007, cơ quan thi hành án đã giao nhà đất tranh chấp cho bà Trần Thị Minh. Ngày 12/6/2008, bà Hạnh ký “Hợp đồng ủy quyền” cho chị Trần Thị Chinh với nội dung, ủy quyền cho chị Chinh ký kết hợp đồng tặng cho và tiến hành thủ tục tặng cho bà Trần Thị Minh toàn bộ nhà đất tranh chấp. Ngày 11/7/2008, chị Chinh căn cứ ủy quyền ngày 12/6/2008 của bà Hạnh đã ký Hợp đồng tặng cho bà Trần Thị Minh nhà đất tranh chấp.Tại bản án dân sự sơ thẩm số 04/2010/DSST ngày 02/8/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định “Văn bản cho nhà” ngày 15/7/2007 giữa bà Phan Kim Hạnh với bà Phạm Thị Báu vô hiệu, công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngày 11/7/2008 giữa bà Phan Kim Hạnh - do chị Trần Thị Chinh đại diện - ký với bà Trần Thị Minh. Tuy nhiên, đến Bản án dân sự phúc thẩm số 307/2010/DSPT ngày 30/12/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Sửa án sơ thẩm: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Phạm Thị Báu đối với bà Phan Kim Hạnh, không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Trần Thị Minh, công nhận hợp đồng tặng cho nhà ngày 15/7/2007 giữa bà Phan Kim Hạnh và cụ Phạm Thị Báu, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

61

ngày 11/7/2008 giữa bà Phan Kim Hạnh - do bà Trần Thị Chinh đại diện ký với bà Trần Thị Minh vơ hiệu. Sau đó theo Quyết định Giám đốc thẩm số 23/2013/GĐT- DS ngày 17-04-201359 về vụ án dân sự tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất :

Việc bà Hạnh ký tặng cho bà Trần Thị Minh nhà đất này thì văn bản sau phủ định văn bản trước, đối tượng tranh chấp giữa cụ Báu và bà Hạnh khơng cịn là của bà Hạnh nên bà Hạnh khơng có quyền thay đổi việc tặng cho bà Trần Thị Minh. Mặt khác, cụ Báu đang sống tại Mỹ và không thuộc đối tượng được áp dụng Điều 126 Luật Nhà ở sửa đổi nam 2009 để được quyền sở hữu nhà. Theo Điều 24 Pháp lệnh Lãnh sự năm 1990 thì cơ quan Lãnh sự khơng có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự đối với giao dịch về bất động sản giữa bà Hạnh với cụ Báu thực hiện tại Việt Nam. Vì vậy, hợp đổng tặng cho nhà đất giữa bà Hạnh và cụ Báu khơng tn thủ quy đinh về hình thức và vi phạm về nội dung, nên vô hiệu.

Khơng dừng lại ở đó, sự thiếu nhất qn của thực tiễn xét xử còn được thể hiện trong việc, nếu Tòa án ấn định cho các bên một thời hạn để hồn thiện về hình thức thì câu hỏi đặt ra thời hạn này là bao lâu? Khơng có một quy định chung mang tính nguyên tắc nào cho trường hợp này, mà chỉ tồn tại những quy định ngoại lệ riêng biệt về thời hạn khắc phục hình thức dành riêng cho hợp đồng mua bán nhà ở là một tháng theo Điểm b Tiểu mục 2.2 Mục 2 Chương I Nghị quyết 01/2003/NQ- HĐTP. Đã có tác giả tổng kết từ thực tiễn: “Ở nước ta, trong trường hợp những hợp

đồng khơng cơng chứng theo quy định thì tịa án sẽ cho ba tháng để khắc phục”60. Vậy đối với các trường hợp còn lại, chẳng lẽ Tòa án muốn ấn định thời hạn cho các bên bao lâu cũng được: sáu tháng, một năm, ba năm hay hơn thế nữa.

Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy được sự lúng túng, thiếu nhất quán trong đường lối xử lý hợp đồng khơng tn thủ hình thức bắt buộc của Tịa án hiện nay nói riêng cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hình thức

Một phần của tài liệu HIÌNH THỨC hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)