Hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật của một số quốc gia và

Một phần của tài liệu HIÌNH THỨC hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 37)

Chương 1 Lý luận chung về hình thức hợp đồng

1.5. Hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật của một số quốc gia và

nghiệm cho Việt Nam.

Trên thế giới hiện nay, tồn tại những hệ thống pháp luật điển hình bao gồm: châu Âu lục địa, Anh- Mỹ và Hồi giáo. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có hai hệ thống pháp luật là châu Âu lục địa và Anh – Mỹ phát triển hơn cả về lĩnh vực pháp luật hợp đồng. Vì vậy, tác giả sẽ tập trung phân tích những quy định về hình thức hợp đồng của các dòng họ pháp luật này, dù vậy do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu nên tác giả sẽ tập trung phân tích pháp luật về hình thức hợp đồng của một số quốc

31

gia điển hình hoặc là có sức ảnh hưởng lớn tới pháp luật hợp đồng Việt Nam như là: Pháp, Nga và Mỹ.

1.5.1. Hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật của các nước Pháp, Nga, Mỹ. Mỹ.

Khi tìm hiểu các quy định về hình thức hợp đồng trong pháp luật của các quốc gia Pháp, Nga, Mỹ tác giả sẽ tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: các loại hình thức của hợp đồng trong đó chủ yếu làm rõ trường hợp phải tuân thủ hình thức bắt buộc và cách thức xử lý với hậu quả của hợp đồng vi phạm hình thức.

1.5.1.1. Theo pháp luật của Pháp.

Trong các văn bản pháp luật của Pháp, đặc biệt là trong Bộ luật Dân sự (hay cịn gọi là Bộ luật Napoleon) khơng ghi nhận hình thức là điều kiện xác định hiệu lực của hợp đồng, cụ thể Điều 1108 BLDS Pháp ghi nhận bốn tiêu chí để hợp đồng có hiệu lực bao gồm: (i) Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện; (ii) Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng; (iii) Đối tượng của hợp đồng phải xác định; (iv) Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp. Do đó, về mặt nguyên tắc, các bên có quyền tự do lựa chọn bất kỳ hình thức giao kết nào theo ý chí của mình. Tinh thần này của BLDS Pháp được thể hiện thơng qua hình thức của một số loại hợp đồng cụ thể: “Hợp đồng mua bán có thể được lập dưới hình thức công chứng thư hoặc tư

chứng thư”21 hay “Hợp đồng cho thuê có thể lập thành văn bản hoặc bằng lời nói,

trừ trường hợp tài sản thuê tài sản trong nơng nghiệp”22.

Ngồi ra, Chương VII Thiên III Quyển thứ ba BLDS Pháp cũng dành nhiều điều luật đề cập về hợp đồng điện tử, một kiểu hình thức đang dần trở nên phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên, cũng giống như các quốc gia khác, pháp luật Pháp không loại trừ các trường hợp hợp đồng phải tuân thủ theo một hình thức nhất định như: phải lập bằng văn bản; phải công chứng hay phải đăng ký.

-Một số hợp đồng phải lập thành văn bản thông thường: hợp đồng dàn xếp (Điều 2044 BLDS Pháp), hợp đồng chuyển nhượng cơ sở kinh doanh (Điều 12 Luật ngày 29/6/1935)

-Một số loại hợp đồng phải thực hiện việc công chứng: hợp đồng tặng cho tài sản (Điều 931 BLDS Pháp), hợp đồng hôn nhân (Điều 1394 BLDS Pháp); hợp

21Điều 1582 BLDS Pháp. 22Điều 1714 BLDS Pháp.

32

đồng thế chấp tài sản (Điều 2127 BLDS Pháp) hay đối với các hợp đồng có đối tượng vượt quá số tiền hoặc giá trị theo quy định của Chính phủ (theo Nghị định 80 -533 ngày 15/7/1980 của Chính phủ Pháp thì số tiền trên là từ 5000 Frăng – đơn vị tiền tệ của Pháp, tuy nhiên từ năm 2002, Pháp đã khơng cịn sử dụng đơn vị tiền tệ này nữa mà chuyển sang sử dụng đồng tiền chung châu Âu - Euro, hiện nay 5000 Frăng Pháp sẽ quy đổi được khoảng 762 Euro23).

-Hợp đồng phải đăng ký: hợp đồng cầm cố sản nghiệp thương mại (Điều L142-3 và Điều L142-4 Bộ luật Thương mại Pháp)

Có thể thấy, luật Pháp khơng đặt ra quá nhiều trường hợp hợp đồng phải tuân thủ hình thức bắt buộc mà chủ yếu tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên. Cùng với đó, cách thức xử lý hợp đồng vi phạm hình thức của luật Pháp khơng mang tính chất khắc khe và luôn đặt ra vấn đề hạn chế tối đa hậu quả vô hiệu cho hợp đồng, bởi theo tinh thần của luật Pháp, thứ quan trọng, quyết định nhất đó chính là ý chí của các bên cịn hình thức chỉ là cơng cụ thể hiện ý chí đó ra bên ngồi.

Vì vậy, khi có sự khơng tn thủ hay thiếu sót về mặt hình thức thì pháp luật Pháp tạo điều kiện cho các bên khắc phục, hoàn chỉnh hợp đồng. Sự hoàn chỉnh hợp đồng do thiếu sót về mặt hình thức có hiệu lực hồi tố đối với các bên, làm chấm dứt quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do thiếu yếu tố hình thức24. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, sự hồn chỉnh hợp đồng nói trên địi hỏi phải có những chứng cứ, cơ sở nhất định để chứng minh cho tự tồn tại của những thỏa thuận trong hợp đồng. Có những loại hợp đồng, các bên có thể chứng minh bằng mọi phương tiện như là các hợp đồng được coi hành vi thương mại tại Điều 109 Bộ luật Thương mại Pháp: “Đối với thương nhân, các hành vi thương mại có thể chứng minh bằng mọi cách,

trừ khi pháp luật có quy định khác” nhưng cũng có khi pháp luật Pháp chỉ cho phép

chứng minh hợp đồng bằng các chứng cứ bằng văn bản, cụ thể: đối với các hợp đồng có giá trị giao dịch từ 5000 Frăng trở lên thì “Khơng chấp nhận các chứng cứ

bằng người làm chứng nhằm chống lại nội dung chứng thư và nội dung ngoài chứng thư hoặc đối với những nội dung được nêu trong khi hoặc sau khi lập chứng thư, dù là đối với số tiền hoặc giá trị ít hơn mức quy định”25.

23Cập nhật theo tỉ lệ 01 Euro = 6,55957 Frăng (Pháp) theo niêm yết tại địa chỉ trang điện tử: https://www.ecb.europa.eu/euro/exchange/fr/html/index.en.html của Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB.

24Lê Minh Hùng, tlđd (20), tr. 42. 25Điều 1341 BLDS Pháp.

33

Trong trường hợp này, hợp đồng có thể vẫn được cơng nhận nếu được chứng minh bằng chứng cứ sơ bộ bằng văn bản26, đó là “mọi chứng thư bằng văn bản do

người bị kiện hoặc người đại diện của người ấy đưa ra để chứng minh tính xác thực của sự việc đã nêu”27 hay “Lời khai của một bên khi được triệu tập trước Tòa, việc

từ chối trả lời hoặc sự vắng mặt tại phiên tịa có thể được thẩm phán coi như tương đương với chứng cứ sơ bộ bằng văn bản” (Luật số 75-596 ngày 9/7/1975).

Qua những phân tích ở trên, dễ dàng nhận thấy, pháp luật Pháp đã có những cách thức xử lý mang tính rõ ràng, mềm dẻo và hướng đến mục tiêu là giúp các bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng một cách thiện chí, nhanh chóng, tránh đi hậu quả pháp lý vô hiệu bất lợi. Đây cũng là một chi tiết cần được tham khảo khi hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề hình thức hợp đồng.

1.5.1.2. Theo pháp luật của Nga.

Là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ pháp luật La Mã và mang những đặc điểm của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa nên pháp luật Nga cũng xem luật thành văn là nguồn quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, cũng như quan hệ hợp đồng nói riêng. Và nếu chỉ xét theo thứ tự hiệu lực trong hệ thống pháp luật thành văn trong lĩnh vực dân sự của Nga, thì dễ dàng nhận thấy, BLDS là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Do đó, khi nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng nói chung hay hình thức nói riêng theo pháp luật Nga, sẽ thật thiếu sót nếu khơng đề cập đến các quy định của BLDS Nga.

Tương tự BLDS Việt Nam, BLDS Nga28 cũng ghi nhận các vấn đề cụ thể trong hình thức hợp đồng lần lượt tại các điều khoản chung về giao dịch dân sự (Chương 9 Tiểu phần 4 Phần 1) và quy định riêng biệt về hợp đồng (Chương 28 Tiều phần 2 Phần 3).

Đi vào phân tích chi tiết, có thể nhận thấy, về ngun tắc, pháp luật dân sự Nga cho phép các bên tự do lựa chọn hình thức hợp đồng: “Giao dịch dân sự có thể

được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản (đơn giản hoặc có cơng chứng)”29

hay “Hợp đồng có thể được giao kết dưới mọi hình thức, đã được quy định cho giao

dịch dân sự, trừ khi pháp luật quy định một hình thức xác định cho những loại hợp

26Lê Minh Hùng, tlđd (20), tr. 42 27Điều 1347 BLDS Pháp.

28Các quy định của BLDS Nga được tác giả dịch theo phiên bản tiếng Anh đăng trên trang web của tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO tại www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/ru/ru083en.pdf. 29Khoản 1 Điều 158 BLDS Liên Bang Nga.

34

đồng nhất định”30. Một nội dung nữa thể hiện tinh thần tự do về hình thức, cũng được quy định khá chi tiết tại Khoản 1 Điều 159 BLDS Nga là hợp đồng miệng, theo đó: “Trong trường hợp pháp luật khơng có quy định và các bên khơng có thỏa

thuận giao dịch phải được lập thành văn bản (đơn giản hoặc có cơng chứng), thì giao dịch có thể được xác lập bằng lời nói”.

Bên cạnh đó, có những trường hợp, pháp luật quy định các bên trong giao dịch (hay hợp đồng) phải tuân thủ những hình thức nhất định như là bằng văn bản đơn giản (Simple Written Form), văn bản có cơng chứng (Notarial Form) hoặc phải đăng ký (State Registration). Cụ thể: tại Khoản 1 Điều 161 BLDS Nga ghi nhận các trường hợp giao dịch (hợp đồng nói riêng) phải được lập thành văn bản đơn giản (Simple Written Form) trừ những giao dịch phải công chứng bao gồm:

(i) Giao dịch giữa pháp nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với công dân;

(ii) Giao dịch giữa công dân với nhau mà giá trị của giao dịch này lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của pháp luật;

(iii) Giao dịch giữa công dân với nhau trong trường hợp pháp luật quy định, bất kể số tiền thỏa thuận.

Về giao dịch bằng văn bản công chứng, Khoản 2 Điều 163 BLDS Nga quy định rất rõ, trong các trường hợp sau thì giao dịch phải tuân thủ hình thức này:

Một là, pháp luật có quy định phải tn thủ hình thức cơng chứng.

Hai là, các bên chủ thể có thỏa thuận giao dịch phải được lập bằng cơng chứng.

Hơn thế nữa, Khoản 1 Điều 164 BLDS Nga ghi nhận các trường hợp giao dịch phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là các giao dịch liên quan đến đất đai và bất động sản.

Bằng những quy định rất chi tiết, cụ thể, rõ ràng về hình thức hợp đồng; có thể thấy pháp luật Nga đã tạo điều kiện để các chủ thể có thể giao kết hợp đồng một cách thuận lợi, dễ dàng. Đối với trường hợp các bên khơng tn thủ những hình thức bắt buộc luật định, BLDS Nga cũng đưa ra các cách xử lý khác nhau mang tính chất phân loại và linh hoạt. Ví dụ: đối với hợp đồng phải lập bằng văn bản đơn giản (Simple Written Form), nếu các bên khơng tn thủ hình thức này thì có thể sẽ dẫn tới hai hệ quả pháp lý khác nhau theo quy định tại Điều 162 BLDS Nga:

35

-Trường hợp 1: khi có tranh chấp xảy ra, các bên khơng có quyền viện dẫn chứng cứ từ sự xác thực của hợp đồng và những điều khoản của nó, nhưng vẫn có quyền sử dụng các chứng cứ bằng văn bản và các loại chứng cứ khác (Khoản 1).

-Trường hợp 2: trường hợp pháp luật có quy định trực tiếp hoặc các bên có thỏa thuận thì sự khơng tn thủ hình thức văn bản đơn giản sẽ dẫn đến sự vơ hiệu của hợp đồng (hay giao dịch nói chung) (Khoản 2).

Đối với các hợp đồng vi phạm hình thức văn bản có cơng chứng hoặc phải đăng ký thì hệ quả pháp lý của nó là hợp đồng (hay giao dịch) bị vơ hiệu trong trường hợp pháp luật có quy định. Các hợp đồng (hay giao dịch) này được xem là khơng có giá trị pháp lý (Khoản 1 Điều 165 BLDS Nga). Mặc dù vậy, Tịa án hồn tồn vẫn có quyền cơng nhận hiệu lực của hợp đồng nếu một trong các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch, mà theo quy định của pháp luật là phải được công chứng nhưng bên cịn lại từ chối cơng chứng và nếu có yêu cầu của bên đã thực hiện. Trong trường hợp này, hợp đồng không cần phải công chứng nữa theo Khoản 2 Điều 165 BLDS Nga.

Cùng với đó, theo Khoản 3 Điều 165 BLDS Nga thì các giao dịch (hay hợp đồng) cần phải đăng ký và được các bên giao kết bằng một hình thức phù hợp nhưng một trong các bên từ chối đăng ký, thì theo u cầu của bên cịn lại, Tịa án có quyền đưa ra phán quyết về đăng ký hợp đồng. Trong trường hợp này giao dịch (hợp đồng) được đăng ký trên cơ sở phán quyết của Tịa án.

Ngồi ra, pháp luật Nga cịn đưa ra biện pháp mang tính chất chế tài đối với các trường hợp mà một bên từ chối hồn thiện về hình thức mà khơng có lý do chính đáng tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 165 BLDS Nga vừa đề cập ở trên như: “bên từ chối việc công chứng hoặc đăng ký giao dịch khơng có căn cứ phải bồi

thường thiệt hại cho bên cịn lại vì sự trì hỗn việc cơng chứng hoặc thực hiện đăng ký của giao dịch” (Khoản 4 Điều 165 BLDS Nga).

Khơng những thế, BLDS Nga cịn ghi nhận hình thức hợp đồng thơng qua các phương tiện điện tử, truyền thông là một dạng của hợp đồng bằng văn bản: “Các hợp đồng bằng văn bản được giao kết bằng cách soạn thảo một tài liệu, có

chữ ký của các bên, và được trao đổi bằng thư, điện tín, điện báo, điện thoại, hay bởi các loại phương tiện điện tử hoặc truyền thông, để xác định chắc chắn rằng các tài liệu đến từ các bên của hợp đồng”31. Bên cạnh đó, để xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các hợp đồng điện tử, nước Nga còn ban hành Luật

36

về Thơng tin, Thơng tin hóa và Bảo vệ thông tin Liên Bang năm 1995 và Luật Chữ ký điện tử Liên Bang năm 2011 (ra đời thay thế bởi Luật Chữ ký điện tử Liên Bang năm 2002).

Qua những nội dung tác giả vừa phân tích có thể thấy, những quy định của pháp luật Nga mà là khá chi tiết, vừa đưa ra những trường hợp nào hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định dựa trên các tiêu chí cụ thể, vừa cho biết hướng xử lý đối với hợp đồng vi phạm hình thức mang tính chất phân loại cao, khơng qua khắt khe, hạn chế được hậu quả hợp đồng bị vô hiệu và đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể một cách hợp lý.

1.5.1.3. Theo pháp luật của Mỹ.

Về nguyên tắc, ở Hoa Kỳ, hợp đồng có thể giao kết bằng bất kỳ cách thức nào. Các bên có quyền tự do định đoạt vấn đề về hình thức, kể cả đối với những hợp đồng có đối tượng là tài sản giá trị lớn hoặc có nội dung phức tạp, nếu các bên có thể chứng minh sự tồn tại của những thỏa thuận hay điều khoản trong hợp đồng dựa trên những chứng cứ, cơ sở nhất định. Tuy nhiên, sự tự do về hình thức này cũng có những ngoại lệ nhất định dựa trên những quy định của Đạo luật về chống gian lận (Statue of Frauds) ban hành năm 1677 của nước Anh, sau đó được các nước khác trong hệ thống thơng luật tiếp nhận, theo đó tồn tại những trường hợp hợp đồng phải được lập thành văn bản thì mới có hiệu lực nhằm đảm bảo giá trị chứng cứ về các điều khoản bên trong cũng như giúp chứng minh về chủ ý giao kết của các bên chủ thể để tránh các hành vi gian dối, khai man. Các trường hợp này sau đó cũng được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật thành văn của tiểu bang. Cụ thể: hợp đồng không được thực hiện trong thời gian một năm sau khi giao kết; thỏa thuận mua bán hàng hóa có giá trị từ 500 USD trở lên hoặc tài sản vơ hình có giá trị trên 5.000 USD; thỏa thuận mua bán đất đai; thỏa thuận về việc bảo lãnh nợ thay cho người khác; thỏa thuận về của hồi môn hay cấp dưỡng cho con; thỏa thuận cho thuê tài sản với giá trị hợp đồng từ 1000 USD trở lên…32. Hơn thế nữa, trong từng loại

Một phần của tài liệu HIÌNH THỨC hợp ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)