CÁC PHẦN TỬ CỦA MẠCH THỨ CẤP VÀ KÝ HIỆU CỦA CHÚNG

Một phần của tài liệu Giáo trình phần điện trong nhà máy thủy điện (Trang 35 - 37)

BÀI 2 SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN VÀ TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

3.2. CÁC PHẦN TỬ CỦA MẠCH THỨ CẤP VÀ KÝ HIỆU CỦA CHÚNG

Để thực hiện việc điều khiển, đo lường, kiểm tra và báo tín hiệu... trong các mạch thứ cấp của nhà máy điện và trạm biến áp người ta dùng các khí cụ điện có cấu tạo khác nhau:. Theo cơng dụng của chúng người ta chia thành các nhóm khí cụ sau: khí cụ điều khiển dùng để truyền các tín hiệu đóng, cắt, chuyển đổi vị trí của các bộ tiếp điểm, thay đổi các chương trình làm việc...; các rơle trong mạch điều khiển dùng để thực hiện các chương trình lơ- gíc, kiểm tra mạch; các khóa điều khiển dùng để phát các tín hiệu điều khiển và thay đổi chương trình làm việc của sơ đồ điều khiển; các cuộn dây đóng, cắt của máy cắt làm nhiệm vụ thực hiện động tác điều khiển cuối cùng; khí cụ tín hiệu như đèn, chng, cịi, bảng tín hiệu làm nhiệm vụ báo cho người trực nhật về vị trí và trạng thái làm việc của các thiết bị; khí cụ kiểm tra như các đồng hồ đo lường, cầu đo... làm nhiệm vụ kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị.

Để biểu diễn trên sơ đồ mạch thứ cấp, người ta mã hiệu hóa tất cả các khí cụ, các dụng cụ và các phần tử bằng các ký hiệu đặc trưng, cho ta dễ dàng và nhanh chóng thấy rõ được cơng dụng và vai trị của chúng trong sơ đồ.

Có thể mã hiệu các phần tử bằng số hoặc bằng chữ cái: Khi dùng chữ cái, mã hiệu của mỗi phần tử gồm một hoặc hai chữ cái đầu theo tên gọi của chúng hoặc các chữ cái đặc trưng cho loại và nhiệm vụ của chúng như: MC - máy cắt điện; CL - dao động cách ly; KĐK -khóa điều khiển; N - nút bấm; NT - nút thử; NK - nút khử; BI - máy biến dòng điện; BU - máy biến điện áp; Cđ - cuộn dây đóng của máy cắt; Cc - cuộn dây cắt của máy cắt. Cũng tương tự như vậy, các ký hiệu của rơle cho trong bảng 3-1.

Đối với các dụng cụ đo lường, người ta ký hiệu chúng bằng các chữ cái của đơn vị đo như: A - am pe mét; V - vôn mét; mA - mi li am pe mét; Ω - ôm mét...

Các cuộn dây của các dụng cụ được vẽ theo ký hiệu của chúng và bên cạnh ghi ký hiệu chữ cái của dụng cụ đo. các tiếp điểm của rơle, của bộ truyền động máy cắt được vẽ ứng với trạng thái trong mạch khơng có điện. Các khí cụ đóng mở được vẽ ở trạng thái cắt. Có thể nêu một số ví dụ cụ thể như trong bảng 3-2.

Như đã nói ở trên, trong các sơ đồ điều khiển và tín hiệu người ta dùng nhiều loại khí cụ điện có các cơng dụng rất khác nhau. Một trong các khí cụ điều khiển chính là khóa điều khiển (KĐK). Người trực nhật dùng khóa điều khiển để phát các tín hiệu điều khiển cần thiết.

Trong các nhà máy điện và trạm biến áp khóa đỉều khiển lọại KΦ, KB, KBΦ, KCBΦ và các loại cải tiến của chúng 54 KB, 54 KBΦ, 54 KΦ được dùng rất rộng rãi. Mỗi khóa điều khiển thường có nhiều bộ đầu tiếp xúc (từ 6 đến 8) mỗi bộ có 4 đầu tiếp xúc cố định và một đầu tiếp xúc di động với các hình dáng rất khác nhau. Các đầu tiếp xúc di động được gắn trên trục của khóa ở các vị trí khác nhau. Việc tổ hợp các bộ đầu tiếp xúc, vị trí của chúng trên trục và vị trí của trục... cho ta nhiều cách nối các đầu tiếp xúc cố định với nhau theo ý muốn. Ví dụ khóa điều khiển KCBΦ có 6 bộ đầu tiếp xúc, các trạng thái đóng mở của chúng ứng với các vị trí của trục (tay cầm) được biểu diễn trên bảng 3-3.

Các thao tác bằng khóa điều khiển được tiến hành theo 2 bước như sau:

1. Đóng bằng khóa điều khiển

- Quay tay cầm cùng chiều kim đồng hồ một góc 90° để chuẩn bị đóng, khi đó khóa sẽ ở vị trí Đ0

- Tiếp tục quay thêm 45° nữa để đóng máy cắt, khố ở vị trí dáng Đ1. Sau khi đóng máy cắt xong, bỏ tay ra, khóa điều khiển tự quay ngược lại một góc 45° và khóa ở vị trí đã đóng Đ.

2. Cắt bằng khoá điều khiển cũng tiến hành theo 2 bước như trên nhưng

quay theo chiều ngược kim đồng hồ, tương ứng khóa sẽ ở vị trí chuẩn bị cắt C0 cắt C1 và đã cắt C.

Song việc biểu diễn vị trí đóng mở của các cặp đầu tiếp xúc ứng với vị trí của tay cầm khóa điều khiển trên các bảng chỉ thuận tiện đối với người vận hành, sửa chữa, còn việc thể hiện trên các sơ đồ rất khó khăn. Khi đó thuận tiện hơn cả là dùng các sơ đồ biểu diễn trạng thái đóng mở của các đầu tiếp xúc ứng với 6 vị trí của tay cầm H.3-1. Các tiếp điểm đóng được biểu diễn bằng dấu chấm “•”. Trong sơ đồ điều khiển và tín hiệu người ta chỉ vẽ các cặp tiếp điểm cần dùng chứ khơng vẽ tồn bộ sơ đồ của khóa. Việc dùng như vậy thực tế rất tiện lợi.

Hình.3-1 Sơ đồ biểu diễn vị trí đóng mở

Gần đây người ta chuyển sang dùng các khí cụ điện áp thấp (24; 60V); khóa chuyển mạch loại K được thay bằng cái chuyển mạch loại MO và MK có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình phần điện trong nhà máy thủy điện (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)