SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN VÀ TÍN HIỆU CỦA MÁY CẮT

Một phần của tài liệu Giáo trình phần điện trong nhà máy thủy điện (Trang 45 - 49)

BÀI 2 SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN VÀ TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

3.6. SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN VÀ TÍN HIỆU CỦA MÁY CẮT

Trong hai mục trên ta đã nghiên cứu các yêu cầu cơ bản của sơ đồ điều khiển, cách thực hiện các loại tín hiệu. Trên cơ sở đó, căn cứ vào đặc điểm riêng của từng loại máy cắt mà người ta có thể thực hiện nhiều sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt khác nhau. Tùy theo các điều kiện cụ thể khi thiết kế mà ta chọn sơ đồ điều khiển nào cho thích hợp. Để minh họa ở đây chỉ đưa ra một số sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt thơng dụng nhất.

3.6.1. Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt có kiểm tra mạch điều khiển bằng ánh sáng (H.3-13) bằng ánh sáng (H.3-13)

Trong sơ đồ này các đèn tín hiệu cũng đồng thời dùng để kiểm tra mạch điều khiển. Đèn chỉ vị trí cắt của máy cắt ĐC sáng lên khi máy cắt ỏ vị trí cắt, nhưng nếu mạch của cuộn dây công tắc tơ trung gian K bị đứt, đèn ĐC tắt để báo cho nhân viên trực nhật biết là mạch đóng bị hỏng. Đèn chỉ vị trí đóng của máy cất ĐĐ sáng lên khi máy cắt ở vị trí đóng, nhưng nếu mạch cuộn cắt bị đứt đèn ĐĐ tắt để báo cho nhân viên trực nhật biết là mạch cắt của máy cắt bị hỏng. Như vậy khi máy cắt ở vị trí cắt ta kiểm tra được mạch đóng và ngược lại khi máy cắt ở vị trí đóng ta kiểm tra được mạch cắt. Khi đóng cắt bình thường, các tín hiệu được thực hiện theo nguyên tắt

tương ứng: đèn có ánh sáng liên tục. Khi đóng cắt tự động, các tín hiệu được thực hiện theo nguyên tắc không tương ứng: đèn có ánh sáng nhấp nháy.

Các điện trở phụ R được chọn sao cho khi các đèn tín hiệu sáng, dòng qua các cuộn dây của công tác tơ K và cuộn cắt Cc không đủ tác động đóng cắt máy cắt nhầm lẫn. Mệnh lệnh đóng và cắt được phát ra

bằng cách nối tắt các đèn tín hiệu cùng các điện trở phụ R nhờ các tiếp điểm của khóa điều khiển (mạch 7 và 8) hoặc mạch tự động RTĐ và RBV

Hình.3-13. Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt có kiểm tra mạch điều

khiển bằng ánh sáng.

Hình.3-13. Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt có kiểm tra mạch điều

Nhược điểm của sơ đồ này là không thu hút được sự chú ý của người trực nhật nên khi các đèn kiểm tra tắt mà nhân viện trực nhật vẫn có thể khơng biết, Do vậy sơ đồ này chỉ được dùng rộng rãi cho những thiết bị có số mạch điều khiển từ xa tương đối ít. Trong trường hợp có nhiều mạch người ta dùng các sơ đồ điều khiển và tín hiệu có kiểm tra mạch điều khiển bằng âm thanh.

3.6.2. Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt có kiểm tra mạch điềụ khiển bằng âm thanh bằng âm thanh

Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt có kiểm tra mạch điều khiển bằng âm thanh được vẽ trên H.3-14 khác với sơ đồ trên là để tiến hành kiểm tra mạch điều khiển ngưòi ta thay các đèn ĐC và ĐĐ mắc nối tiếp với các cuộn dây của công tắc tơ K và cuộn cắt Cc bằng các rơle trung gian kiểm tra mạch đóng RGđ và kiểm tra mạch cắt RGC.

Rơ le trung gian kiểm tra mạch đóng RGđ có 2 tiếp điểm thường mở và một tiếp điểm thường đóng. Tiếp điểm thường đóng RGđ mắc trong mạch tín hiệu âm thanh báo đứt mạch điều khiển; tiếp điểm thường mở lRGđ mắc trong mạch tín hiệu đèn chỉ vị trí cắt ĐC để làm nhiệm vụ báo tín hiệu cắt của máy cắt và báo tín hiệu đứt dây mạch đóng bằng ánh sáng; tiếp điểm thường mở 2RGđ nối trong mạch tín hiệu âm thanh sự cố thay cho tiếp điểm thựờng đóng của máy cắt.

Rơ le trung gian kiểm tra mạch cắt RGC có 2 tiếp điểm: Tiếp điểm thường mở nối trong mạch tín hiệu chỉ vị trí đóng của máy cắt ĐĐ để làm nhiệm vụ báo tín hiệu đóng của máy cắt và báo tín hiệu đứt dây mạch cắt bằng ánh sáng; tiếp

điểm thường đóng nối trong mạch tín hiệu âm thanh báo đứt mạch điều khiển khi mạch cắt của máy cắt bị đứt.

Khi máy cắt mở ra, tiếp điểm phụ thường đóng của nó đóng lại, cuộn dây của rơ le kiểm tra mạch đóng RGđ có điện và làm cho tiếp điểm thường đóng của nó mở ra, mạch tín hiệu âm thanh báo đứt mạch điều khiển bị hở mạch; đồng thời 2 tiếp điềm thường mở của nó đóng lại, tiếp điểm lRGđ đóng để báo tín hiệu chỉ vị trí cắt của máy cắt (đèn ĐC sáng); tiếp điểm 2RGđ đóng để báo tín hiệu âm thanh sự cố khi KĐK ở vị trí đóng. Nếu đứt dây mạch đóng; cuộn dây của RGđ mất điện, tiếp điểm thường đóng của nó đóng lại để báo tín hiệu âm thanh đứt dây mạch điều khiển; đồng thời tiếp đỉểm thường mở lRGđ của nó mở ra làm cho đèn chỉ vị trí cắt ĐC tắt. Nhờ vậy sau khi nhận được tín hiệu âm thanh, nhìn vào đèn ĐC tắt ta biết được mạch đóng của máy cắt nào đã bị dứt.

Khi Máy cắt đóng, mạch báo tín hiệu đứt dây mạch cắt cũng làm việc tương tự như trên nhờ có rơle kiểm tra mạch cắt RGC

Tín hiệu chỉ vị trí của máy cắt khi làm việc bình thường hay sự cố cũng được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng hoặc không tương ứng giống như ở trên.

3.6.3. Sơ đồ điều khiển và tín hiệu máy cắt khơng khí

Máy cắt khơng khí 110 kV trở lên mỗi pha đều có bộ phận truyền động kiểu khí nén riêng. Như vậy mỗi máy cắt khơng khí có 3 cuộn dây đóng và 3 cuộn dây cắt. Có thể thực hiện đóng cắt riêng từng pha, nhưng đa số trường hợp người ta lại thực hiện điều khiển đồng thời cả 3 pha.

Để việc đóng cắt máy cắt được chắc chắn, áp lực khí trong các bình chứa trước khi thao tác khơng được nhỏ hơn trị số qui định. Nếu trong q trình đóng

hoặc cắt áp lực khí nén nhỏ hơn trị số cho phép các thao tác không được dừng lại mà phải tiếp tục cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Khi vận hành các máy cắt khơng khí có bộ truyền động riêng từng pha có thể xảy ra trường hợp đóng hoặc cắt khơng đủ cả 3 pha do hỏng hóc trong các cuộn dây đóng cắt của mỗi pha.

Trên H.3-15 trình bày sơ đồ điều khiển 3 pha của máy cắt khơng khí BBH- 110 có kiểm tra mạch đóng và cắt bằng ánh sáng dùng khóa điều khiển KCBΦ và bộ khóa chống đóng cắt nhiều lần. Các nam châm đóng 3 pha của máy cắt CđA, CđB, CđC được nối tiếp với nhau. Trong mạch này người ta mắc nối tiếp 3 tiếp điểm phụ thựờng đóng MCA, MCB, MCc của cả 3 pha để không cho phép máy cắt đóng khi có hỏng hóc trong bất kỳ một pha nào. Đèn tín hiệu chỉ vị trí cắt ĐC cũng là đèn báo tín hiệu đứt dây mạch đóng như đã xét ở trên. Các nam châm cắt CCA, CCB, CCC cũng được mắc nối tiếp nhau trong mạch cắt, nhưng các tiếp điểm phụ thường mở của 3 pha lại nối song song nhau để đảm bảo cắt tất cả các pha ngay cả trong trường hợp có một vài đầu tiếp xúc bị hỏng. Đèn ĐĐ vừa làm nhiệm vụ chỉ vị trí đóng của máy cắt, vừa làm nhiệm vụ kiểm tra mạch cắt.

Áp lực khơng khí nén trong các bình chứa của máy cắt được kiểm tra nhờ rơle áp lực RP, tiếp điểm của nó mở ra khi áp lực khí nén nhỏ hơn cho phép và làm cho cuộn dây của rơ le trung gian kiểm tra áp lực RG2 hở mạch, tiếp điểm thường mở 1RG2 của rơ le này mở ra và làm hở mạch điều khiển, tiếp điểm đóng 2RG2 đóng lại để báo tín hiệu áp lực thấp nhờ đèn ĐP. Nếu áp lực giảm trong thời gian thao tác, các thao tác vẫn được tiếp tục cho đến cuối quá trình nhờ tiếp điểm 1RG2 có thời gian mở chậm.

Đóng máy cắt bằng tay được thực hiện nhờ cặp tiếp điểm 11 của KĐK và tự động bằng tiếp điếm RTĐ của thiết bị tự động đóng lại TĐL hoặc tự động đóng nguồn dự phịng TDD.

Cắt máy cắt bằng tay được thực hiện nhờ đầu tiếp xúc 12 của khóa điều khiển và tự động nhờ tiếp điểm của rơ le bảo vệ RBV và tiếp điểm 3RG1 của rơle trung gian RG1. Khi đóng máy cắt đúng vào lúc có ngắn mạch trong mạng điện (KĐK ở vị trí đóng Đ1), bảo vệ rơle RBV tác động, làm RG1 có điện, tiếp điểm thường đóng 2RG1 mở ra đảm bảo cho máy cắt khơng đóng trở lại đựợc, tiếp điểm 1RG1 đóng lại để tự giữ cho cuộn dây RG1 có điện cho đến khi KĐK khơng ở vị trí đóng Đ1 nữa,

Các tiếp điểm phụ thường đóng MCA, MCB, MCc của 3 pha trọng mạch tín hiệu sự cố âm thanh được nối song song nhau, do vậy sẽ có tín hiệu khi cắt sự cố dù chỉ một pha.

Trong mạch tín hiệu một pha khơng làm việc (tức khơng đóng hoặc khơng cắt) người ta dùng 2 nhóm các đầu tiếp xúc phụ của máy cắt nối tiếp nhau. Mỗi nhóm đóng khi máy cắt đóng, nhóm khác đóng khi máy cắt mở. Nếu cả 3 pha đều đóng hoặc đều mở mạch bị hở và đèn khơng sáng, khi có hỏng hóc nào đó một hoặc 2 pha khơng đóng cắt được, một hay hai đầu tiếp xúc phụ trong mỗi nhóm sẽ có các đầu tiếp xúc đóng lại, mạch nối kín và có tín hiệu đèn.

Điện trở R trong mạch của các đèn để hạn chế dịng trong mạch nam châm đóng và cắt khi có ngắn mạch trong bản thân đèn.

Các mạch còn lại cũng làm việc tương tự như hai sơ đồ điều khiển đã xét đối với bộ truyền động kiểu điện từ.

Một phần của tài liệu Giáo trình phần điện trong nhà máy thủy điện (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)