BÀI 5 THIẾT BỊ PHÂN PHỐI ĐIỆN
5.3. THIẾT BỊ PHÂN PHỐI ĐIỆN NGOÀI TRỜI
TBPP ngoài trời kiểu trọn bộ giống TBPP trong nhà kiểu trọn bộ, các khí cụ điện cùng phần dẫn điện và các thiết bị phụ khác đã được lắp thành từng khối.
Do đó, khi thiết kế phải theo mẫu có sẵn khơng thể khác được. Còn các TBPP kiểu lắp ghép người thiết kế tùy ý sắp xếp theo yêu cầu, nhưng phải tuân thủ các quy định cơ bản sau đây:
5.3.1. Phần dẫn điện và sứ cách điện
Phần dẫn điện có thể dùng thanh dẫn hay dây dẫn, nếu dùng thanh dẫn phải sử dụng sứ đỡ, nếu dùng dây dẫn phải dùng sứ treo.
Thanh góp cứng và các thanh dẫn vượt qua đường thường dùng ống dẫn bằng đồng hay bằng nhơm, cịn TG mềm và các đoạn nối giữa các khí cụ với nhau có thể dùng dây vặn xoắn bằng đồng hay dây nhơm lõi thép.
5.3.2. Khoảng vượt của thanh góp, thanh dẫn và dây dẫn
Để giảm độ võng của thanh dẫn, dây dẫn TG khoảng cách giữa hai sứ đỡ khơng vượt q 6÷8m, giữa hai sứ treo không vượt quá 30÷50m. Đối với TG thường thực hiện như sau:
- Với TG cứng khoảng cách giữa hai sứ đỡ chỉ có một mạch cho tất cả các cấp điện áp.
- Với TG mềm khoảng cách giữa hai sứ treo có: 4 mạch khi điện áp Uđm ≤ 35kV
3 mạch khi điện áp Uđm = 110kV 2 mạch khi điện áp Uđm = 220kV
Giữa các mạch cũng như giữa các khí cụ điện khơng có tường ngăn cách.
5.3.3. Giá đỡ thanh góp và khí cụ điện
Giá đỡ TG và khí cụ điện có thể bằng gỗ, bêtông hay bằng thép nhưng thường chỉ dùng thép hoặc bêtơng cốt thép vì gỗ khơng bền bảo quản phức tạp. Giá đỡ TG mềm có hai dạng: dạng chữ Π và dạng chữ π (H.5.10a,b). Trong hệ thống hai TG có thể sử dụng giá đỡ kép (H.5.10c).
Hình 5.10 Giá đỡ thanh góp mềm và thanh dẫn
Với thanh dẫn có thể dùng giá đỡ như hình 5.10d. Trên các hình 5.10a, b, c, d: ký hiệu giá đỡ bằng bêtơng, cịn trên hình 5.10e ký hiệu giá đỡ bằng thép.
5.3.4. Máy cắt điện
MC điện được sắp xếp thành từng dãy (một hay hai dãy) trên giá đỡ bêtông hay bằng thép nếu là MC ít dầu, MC khơng khí hay MC khí SF6 hoặc trên bệ bêtơng cao hơn nền ít nhất l0cm nếu là MC nhiều dầu. Hình vẽ đơn giản của MC khí SF6 cho trên hình 5.11 MC bố trí một dãy (H.5.11) rút gọn
được chiều ngang nhưng mở rộng chiều dài được áp dụng khi số mạch ít, ngược lại MC bố trí thành hai dãy (H.5.12) rút gọn chiều dài nhưng mở rộng chiều ngang được áp dụng khi số mạch nhiều.
5.3.5. Dao cách ly, máy biến dòng
Dao CL, máy biến dòng cũng được sắp xếp theo từng dãy tương ứng MC trên các giá đỡ bằng thép hay bêtông cốt thép (kiểu thấp) hoặc trên giàn đỡ bằng thép trên MC (kiểu cao, hình 5.12).
5.3.6. Máy biến điện áp, chống sét
Máy biến điện áp, cái chống sét được đặt trên các giá đỡ như dao CL, cấu trúc của nó phụ thuộc vào sơ đồ nối điện có một, hai TG.
Hình vẽ đơn giản cho trên hình 5.13, kích thước cụ thể xem trong sổ tay kỹ thuật.
Máy cắt SF6: S1-123; 3AQ1;HGF-111/1C-110kV Máy cắt SF6: 3AQ2 ; HGF-214/2C-220kV
Hình 5.11
Chống sét có thể bố trí không cần giá đỡ, trong trường hợp này cần có hàng rào ngăn cách cao khoảng 1m để đảm bảo an tồn.
5.3.7. Đường giao thơng
Trong TBPP ngồi trời, cần có đường giao thông để phục vụ chuyên chở thiết bị khi xây lắp, sửa chữa, vận hành. Các đường này phải đủ rộng và khoảng không đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi chuyên chở thiết bị cũng như thuận tiện đi lại trong vận hành. Để vận chuyển MBA phải có đường ray, kích thước đường ray phải phù hợp theo đường sắt quốc gia và khoảng cách giữa các bánh xe của MBA, đường sắt nhất thiết phải đi dưới đường dây có điện áp cao nhất.
5.3.8. Hầm cáp điện lực và cáp điều khiển
Hầm cáp điện lực và cáp điều khiển có thể chung, cáp điện lực và cáp điều khiển phải đặt trên giá khác nhau và có nắp đậy bằng vật liệu không cháy. Hầm cáp điện lực chạy từ MBA điện lực đến TBPP điện áp hạ (10, 15, 22kV), hầm cáp điều khiển chạy từ các MC, biến dòng, biến điện áp và dao CL đến nhà điều khiển.
5.3.9. Cột chống sét
Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp, có thể dùng kim thu sét đặt trên cột anten, các cột cổng của đường dây điện cao thế đi ra, trên các giá đỡ TG, nếu không bảo vệ hết khu vực cần bảo vệ có thể dùng thêm dây thu sét hoặc đặt thêm cột có kim thu sét ở các vị trí cần.
5.3.10. Chiếu sáng
Chiếu sáng chung cho toàn TBPP ngoài trời thường sử dụng đèn pha bố trí trên cột anten và trên cột cổng đường dây điện cao thế đi ra, ngoài ra nếu cần đặt thêm theo hàng cột điện xung quanh hàng rào bảo vệ.
Trên hình 5.14, 5.15. trình bày các ví dụ TBPP ngồi trời các kiểu khác nhau.
Hình.5-14. Thiết bị phân phối điện ngồi trời 220kV hai hệ thống thanh góp có thanh góp vịng
Câu hỏi và bài tập bài 5
1. Thiết bị phân phối điện là gì? Cách phân loại nó như thế nào? Ưu, nhược
điểm của từng loại thiết bị phân phối.
2. Cách bố trí máy cắt điện của TBPP ngoài trời như thế nào? Ưu, nhược
điểm của cách bố trí đó là gì.
3. Giải thích đường đi của dịng điện đối với các mặt cắt mạch máy biến áp,
mạch đường dây của TBPP ngoài trời U ≥ 110kV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê (2001), Cung cấp điện, NXB khoa học và kỹ thuật.
[2]. Trịnh Hùng Thám, Nguyễn Hữu Khái, Đào Quang Thạch, Phạm Văn Hoà, Lã Văn Út, Đào Kim Hoa (1996), Phần điện nhà máy điện và trạm biến áp. NXB khoa học và kỹ thuật.
[3]. Huỳnh Nhơn, Hồ đắc Lộc (2012), Trạm và nhà máy điện, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Hình.5-15. Thiết bị phân phối điện ngồi trời 110kV, hai hệ thống thanh góp có thanh góp vịng