5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn
Nguồn vốn huy động được Quỹ tín dụng cho vay ra nền kinh tế . Từ việc sinh lợi này Quỹ tín dụng sẽ trả lãi suất cho vốn vay, thanh toán chi phí hoạt động và phần còn lại là lợi nhuận của Quỹ tín dụng. Hoạt động kinh doanh chính của Quỹ tín dụng là tín dụng ngắn hạn, vì vậy cho vay ngắn hạn có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại của đơn vị.
2.2.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn
Nền kinh tế Trà Vinh trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn: đặc biệt do biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam cũng như tỉnh nhà, nền kinh tế của địa bàn Quỹ tín dụng hoạt động chủ yếu dựa vào thương nghiệp. Trong khi giá các mặt hàng lương thực, nông thủy hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, thép, phân bón,… tiếp tục tăng caọ
Bảng 2.2: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN CHO VAY
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 49.269 53.389 72.595 4.120 8,36 19.206 35,97 Trung hạn 1.367 2.178 2.978 811 59,33 800 36,73 Ngắn hạn/tổng
doanh số cho vay 97,30 96,08 96,06 - (1,22) - (0,02) Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân phường 3- TP Trà Vinh)
Tuy nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Quỹ tín dụng đã nỗ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
Qua bảng 2.2 ta thấy được doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với tổng doanh số cho vay và có xu hướng tăng. Cụ thể doanh số cho vay năm 2008 là 49.269 triệu đồng chiếm 97,3% trên tổng doanh số cho vay của Quỹ tín dụng. Sang năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn là 53.389 triệu đồng chiếm 96,08% trên tổng doanh số cho vay, tăng 4.120 triệu đồng (tăng 8,36%) so với năm 2008. Doanh số cho vay năm 2010 là 72.595 triệu đồng, chiếm 96,06% trên tổng doanh số cho vay, tăng 19.206 triệu đồng (tăng 35,97 %) so với năm 2009. Nguyên nhân doanh số cho vay qua 3 năm tăng là do Chính phủ liên tục đưa nhiều biện pháp giúp nền kinh tế phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, đặc biệt là đưa ra mức lãi suất thấp để kích cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân kinh doanh sản xuất. Do đó nền kinh tế đi vào trạng thái phục hồi và phát triển trở lại nên người dân mạnh dạn đầu tư kinh doanh sản xuất.
49.269 1.367 53.389 2.178 72.595 2.978 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2008 2009 2010 Ngắn hạn Trung hạn
Hình 2.3: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN CHO VAY 2008-2010 ạ Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề
• Đối với thương mại dịch vụ: Trong những năm qua thương mại dịch vụ
luôn là ngành chiếm tỷ trọng caọ Năm 2008 doanh số cho vay của ngành thương mại dịch vụ là 26.103 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm đến 52,98% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn; qua năm 2009 doanh số cho vay của ngành đạt 33.668 triệu đồng, tăng 7.565 triệu đồng (tăng 28,98%) so với năm 2008.
Đến năm 2010 thì doanh số cho vay của ngành này đạt 53.714 triệu đồng tiếp tục tăng thêm 20.046 triệu đồng (tăng 37,32%) so với năm 2009, dẫn đến doanh số cho vay của ngành chiếm 74,02% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng chiếm ưu thế hơn các Quỹ tín dụng khác trong tỉnh do nằm ngay trung tâm thành phố Trà Vinh thuận lợi cho việc kinh doanh mua bán. Khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các tiểu thương kinh doanh mua bán trong chợ Trà Vinh đang phát triển khá mạnh, đa dạng lại rất năng động nên nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh là thường xuyên và cần thiết.
Bảng 2.3: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Thương mại dịch vụ 26.103 33.668 53.714 7.565 28,98 20.046 37,32 Sản xuất nông nghiệp 2.065 1.617 1.508 -448 -21,69 -109 -7,23 Ngành khác 21.101 18.104 17.373 -2.997 -14,20 -731 -4,21
Tổng 49.269 53.389 72.595 4.120 8,36 19.206 35,97
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân phường 3- TP Trà Vinh)
• Đối với ngành khác: Khách hàng của cho vay ngành khác là các hộ gia
đình, cá thể làm trong các ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Doanh số cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao, cụ thể năm 2008 là 21.101 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,83%. Năm 2009 là 18.104 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,91% giảm 2.997 triệu đồng (giảm 14,2%) so với năm 2008. Sang năm 2010 cho vay ngành khác giảm còn 17.373 triệu đồng chiếm 23,90% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn, giảm 731 triệu đồng (giảm 4,21%) so với năm 2009. Qua phân tích trên ta thấy doanh số cho vay cũng như tỷ trọng của ngành khác so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ. Nguyên nhân là do một số ngành nghề như xe nhang, làm xơ dừa… có thu nhập không cao nên nhiều hộ dân rời khỏi ngành.
• Đối với sản xuất nông nghiệp: Tỷ trọng của ngành này ngày càng giảm. Năm 2008 doanh số cho vay là 2.065 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,19%; đến năm 2009 doanh số cho vay là 1.617 triệu đồng, chiếm 3,02% trên tổng doanh số, giảm 448 triệu đồng (giảm 21,69%) so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay là
1.508 triệu đồng chiếm 2,08% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn, giảm 109 triệu đồng (giảm 7,23%) so với năm 2009. Nguyên nhân do tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên người dân không tập trung nhiều vốn vào ngành này như trước. 26.103 21.101 2.065 33.668 18.104 1.617 53.714 17.373 1.508 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2008 2009 2010 Thương mại dịch vụ Ngành khác
Sản xuất nông nghiệp
Hình 2.4: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ b. Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng cho vay
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG
Đơn vị tính: Triệu đồng Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 8.872 7.321 6.384 -1.551 -17,48 -937 -12,80 Hộ kinh doanh 26.182 34.320 54.574 8.138 31,08 20.254 59,02 Hộ tiêu dùng 14.215 11.748 11.637 -2.467 -17,35 -111 -0,94 Tổng 49.269 53.389 72.595 4.120 8,36 19.206 35,97 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010
(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân phường 3- TP Trà Vinh)
• Đối với hộ sản xuất: Doanh số cho vay hộ sản suất đang có chiều hướng giảm. Năm 2008 là 8.872 triệu đồng, chiếm 18,01% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Sang năm 2009 doanh số cho vay của hộ sản suất giảm còn 7.321 triệu đồng chiếm 13,71% trên tổng doanh số cho vay ngắn han, giảm 1.551 triệu đồng (giảm 17,48%) so với năm 2008. Doanh số năm 2010 lại tiếp tục giảm còn 6.384 triệu đồng, giảm 937 triệu đồng (giảm 12,80%) so với năm 2009, đưa tỷ trọng của đối tượng này giảm còn 8,79%. Nguyên nhân do tại địa bàn thành phố nên người
dân sản xuất chủ yếu là chăn nuôị Trong những năm qua tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên như: dịch cúm gia cầm, heo tai xanh, bệnh lở mồm long móng ở bò… nên việc chăn nuôi rất khó khăn. Vì thế bà con chuyển đổi sang ngành nghề khác để sinh sống.
• Đối với hộ kinh doanh: Doanh số cho vay của hộ kinh doanh có xu hướng
tăng, doanh số cho vay của hộ kinh doanh năm 2008 là 26.182 triệu đồng, chiếm 53,14% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay năm 2009 là 34.320 triệu đồng, chiếm 64,28% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 8.138 triệu đồng (tăng 31,08%) so với năm 2008. Năm 2010 doanh số cho vay của đối tượng này là 54.574 triệu đồng, chiếm 75,18% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 20.254 triệu đồng (tăng 59,02%) so với năm 2009. Nguyên nhân việc kinh doanh ngày càng hiệu quả nên khách hàng mạnh dạn mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng.
26.182 8.872 14.215 34.320 7.321 11.748 54.574 6.384 11.637 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Hộ tiêu dùng Hộ sản xuất Hộ kinh doanh
Hình 2.5: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG
• Đối với hộ tiêu dùng: Doanh số cho vay của hộ tiêu dùng năm 2008 là 14.215 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,85% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2009 doanh số cho vay của hộ tiêu dùng đạt 11.748 triệu đồng, giảm 2.467 triệu đồng (giảm 17,35%) so với năm 2008. Năm 2010 là 11.637 triệu đồng, giảm 111 triệu đồng (giảm 0,94%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do kinh tế khó khăn người dân “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu nên nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại và làm việc, sửa chữa nhà cửa của khách hàng cũng giảm.
Nhìn chung, doanh số cho vay của Quỹ tín dụng từ năm 2008 – 2010 tăng lên liên tục. Tuy nhiên trong cơ cấu cho vay theo ngành thì ngành thương mại dịch vụ
có doanh số cho vay ngày càng tăng trong khi ngành sản xuất nông nghiệp và cho vay ngành khác giảm. Cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng thì cho vay đối với hộ kinh doanh có xu hướng tăng còn các đối tượng còn lại có xu hướng giảm.
Nguyên nhân chính của sự giảm sút là dịch bệnh, thiên tai, lạm phát… kéo theo là sự làm ăn không hiệu quả của một số thành phần, ngành nghề kinh tế, dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành nghề. Về sự tăng trưởng tín dụng năm 2009 thì phần lớn là nhờ vào gói kích cầu của Chính phủ với việc cho vay hỗ trợ lãi suất cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, thử thách. Đến năm 2010 nền kinh tế đi vào ổn định nên tình hình sản suất kinh doanh được thuận lợi hơn. Về phía Quỹ tín dụng: cần có những chính sách, phương hướng nhằm duy trì, mở rộng quy mô, thị phần hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển kinh tế bền vững.
2.2.2.2. Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ là số tiền Quỹ tín dụng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của Quỹ tín dụng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của Quỹ tín dụng. Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ. Cùng với sự tăng lên không ngừng của doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên.
Bảng 2.5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY
Đơn vị tính: Triệu đồng Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 12.514 18.412 21.483 5.898 47,13 3.071 16,68 Trung hạn 2.117 2.745 3.562 628 29,66 817 29,76 Ngắn hạn/ Tổng dư nợ 85,53 87,03 85,78 - 1,49 - -1,25 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010
(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân phường 3 - TP Trà Vinh)
Qua bảng 2.8 ta thấy tình hình tổng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng nói chung cũng như dư nợ cho vay ngắn hạn nói riêng có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 12.514 triệu đồng chiếm 85,53% trên tổng dư nợ.
Năm 2009 đạt 18.412 triệu đồng, chiếm 87,03% trên tổng dư nợ, tăng 5.898 triệu đồng (tăng 47,13%) so với năm 2008. Đến năm 2010 là 21.483 triệu đồng, chiếm 85,78% trên tổng dư nợ, tăng 3.071 triệu đồng (tăng 16,68%) so với năm 2009.
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trung hạn vì dư nợ trung hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian hoàn vốn lâu hơn. Nguyên nhân sự tăng trưởng này là nhờ chính sách hợp lý của Quỹ tín dụng; đa dạng hóa thời gian cho vay và đa dạng hóa các hình thức cho vaỵ Vì thế Quỹ tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng loại khách hàng làm cho cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá caọ 12.514 2.117 18.412 2.745 21.483 3.562 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 Trung hạn Ngắn hạn
Hình 2.6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY ạ Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề
Trong tổng dư nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng thì dư nợ của ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là ngành khác, cuối cùng là ngành sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Thương mại dịch vụ 7.349 14.552 19.549 7.203 98,01 4.997 34,34 Sản xuất nông nghiệp 2.585 1.626 658 -959 -37,10 -968 -59,53 Ngành khác 2.580 2.234 1.276 -346 -13,41 -958 -42,88 Tổng 12.514 18.412 21.483 5.898 47,13 3.071 16,68
Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
• Đối với thương mại dịch vụ: Là ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trên tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2008 là 7.349 triệu đồng, năm 2009 là 14.552 triệu đồng, tăng 7.203 triệu đồng (tức tăng 98,01%) so với năm 2008. Năm 2010 là 19.549 triệu đồng, tăng 4.997 triệu đồng (tức tăng 34,34%) so với năm 2009. Nguyên nhân do ngành thương mại dịch vụ trong thành phố có chiều hướng phát triển nên nhiều tiểu thương rất cần vốn để mở rộng quy mô kinh doanh.
2.580 7.349 2.585 2.234 14.552 1.626 1.276 19.549 658 - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2008 2009 2010 Năm Ngành khác Thương mại dịch vụ Sản xuất nông nghi ệp
Hình 2.7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ
• Đối với sản xuất nông nghiệp: Dư nợ ngắn hạn của sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng đối với tổng dư nợ ngắn hạn chiếm rất nhỏ. Năm 2008 là 2.585 triệu đồng; năm 2009 là 1.626 triệu đồng, giảm 959 triệu đồng (tức giảm 37,10%) so với năm 2008. Năm 2010 là 658 triệu đồng, giảm 968 triệu đồng (tức giảm 59,53%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do diện tích ngành nông nghiệp trong địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng đang dần thu hẹp do ngành này không mang lại hiệu quả cao dẫn đến dư nợ của ngành này cũng giảm theọ
• Đối với ngành khác: Những năm qua dư nợ của ngành khác có xu hướng giảm và tỷ trọng của ngành đối với tổng dư nợ ngắn hạn cũng ngày càng giảm. Cụ thể, dư nợ của ngành năm 2008 là 2.580 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,62% so với tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2009 là 2.234 triệu đồng, chiếm 12,47% tổng dư nợ ngắn hạn, giảm 346 triệu đồng (tức giảm 13,41% ) so với năm 2008. Năm 2010 là 1.276 triệu đồng, chiếm 5,94% so với tổng dư nợ ngắn hạn, giảm 958 triệu đồng (tức giảm 42,88%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do một số ngành như các ngành về tiểu
thủ công nghiệp có xu hướng giảm vì mang lại thu nhập không cao nên người dân không đầu tư vào sản xuất mà đổi sang mua bán hoặc đi làm thuê, làm công nhân.
b. Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng cho vay
• Đối với hộ sản xuất: Cũng giống như doanh số cho vay, dư nợ của đối tượng này chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ năm 2008 là 2.397 triệu đồng, năm 2009 là 2.104 triệu đồng, giảm 293 triệu đồng (tức giảm 12,22%) so với năm 2008. Năm 2010 là 1.214 triệu đồng chiếm 5,65% trên tổng dư nợ ngắn hạn, giảm 890 triệu đồng (tức giảm 42,30%) so với năm 2009. Nguyên nhân do việc chăn nuôi không mang lại hiệu quả nên rất ít người dân chăm lo sản xuất, diện tích đất giành cho sản suất ngày càng bị thu hẹp do người dân chuyển sang mục đích khác như: xây nhà trọ, cho thuê mặt bằng,… dẫn đến dư nợ cho vay của đối tượng hộ sản suất cũng giảm.
Bảng 2.7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG