5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.1. Phân tích hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền %
1. Vốn huy động 16.757 17.374 22.037 617 3,68 4.663 26,84 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn 107 115 168 8 7,48 53 46,09
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 16.650 17.259 21.869 609 3,66 4.610 26,71
2.Vốn điều lệ 601 922 981 321 53,41 59 6,40 3. Các loại quỹ 498 563 639 65 13,05 76 13,50 4. Vốn vay các TCTD 0 4.280 3.110 4.280 0,00 -1.170 -27,34 5. Vốn khác 352 540 914 188 53,41 374 69,26 Tổng 18.208 23.679 27.681 5.471 30,05 4.002 16,90 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010
(Nguồn: Quỹ tín dụng nhân dân phường 3- TP Trà Vinh)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng thì vốn đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng. Nhìn chung, thông qua bảng số liệu (bảng 2.1)
thì tình hình về nguồn vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng có xu hướng tăng. Cụ thể nguồn vốn của Quỹ tín dụng năm 2009 đạt 23.679 triệu đồng tăng 5.471 triệu đồng (tăng 30,05%) so với năm 2008. Tổng nguồn vốn năm 2010 tiếp tục tăng lên đến 27.681 triệu đồng tăng 4.002 triệu đồng (tăng 16,90%) so với năm 2009.
2.2.1.1. Vốn huy động
Quỹ tín dụng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ với các hình thức và mức lãi suất phù hợp với yêu cầu của khách hàng và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị. Mở rộng mạng lưới tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn khách hàng mới làm quen với các sản phẩm tiền gởi, đặc biệt thực hiện “văn hóa giao dịch” nhằm đổi mới phong cách phục vụ, tranh thủ thiện cảm của khách hàng. Kết quả của sự nổ lực không ngừng đó là nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng qua 3 năm tăng liên tục. Vốn huy động năm 2009 đạt 17.374 triệu đồng tăng 617 triệu đồng (tăng 3,68%) so với năm 2008. Đáng chú ý, năm 2010 vốn huy động tăng lên đến 22.037 triệu đồng tăng 4.663 triệu đồng (tăng 26,84%) so với năm 2009.
16.650 107 17.259 115 21.869 168 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2008 2009 2010
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Hình 2.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 2008 – 2010
ạ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm đạt 168
triệu đồng tăng 53 triệu đồng (tăng 46,09%) so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2009 và tăng 61 triệu đồng (tăng 57,01%) so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn năm 2008. Tuy loại tiền gửi này liên tục tăng trong 3 năm qua nhưng loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, người dân chỉ gửi tiền vào với mục đích thuận tiện khi thanh toán vì có thể rút tiền ra dễ dàng bất cứ khi nào họ cần.
b. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây loại tiền gửi thu hút được khách hàng vì
nó có mức lãi suất cao, thời hạn gửi tiền của Quỹ tín dụng quy định cũng rất đa dạng đáp ứng được hầu hết nhu cầu gửi tiền của các khách hàng. Qua 3 năm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn huy động (trên 99%) và liên tục tăng. Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Quỹ đạt 17.259 triệu đồng, tăng 609 triệu đồng (tăng 3,66%) so với năm 2008. Năm 2010 Quỹ tín dụng đã thu hút loại tiền gửi này lên đến 21.869 triệu đồng tăng 4.610 triệu đồng (tăng 26,71%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do người dân làm ăn hiệu quả có thu nhập cao, họ gởi tiền vào mục đích là tiết kiệm một số tiền đề phòng bất trắc xảy ra và hưởng lãi suất.
Tóm lại, tình hình huy động vốn của Quỹ tín dụng qua ba năm 2008, 2009 và 2010 có bước tăng đáng kể, đặc biệt là năm 2010 tăng 4.663 triệu đồng so với năm 2009. Qua đây ta thấy được sự nổ lực rất lớn của Quỹ tín dụng trong việc huy động vốn.
2.2.1.2. Vốn điều lệ
Quỹ tín dụng không ngừng xây dựng chiến lược phát triển thêm thành viên mớị Nhờ vậy mà thời gian vừa qua vốn điều lệ liên tục tăng cụ thể: năm 2009 vốn điều lệ của Quỹ tín dụng đạt 922 triệu đồng tăng 321 triệu đồng (tăng 53,41%) so với vốn điều lệ của Quỹ tín dụng năm 2008. Đến năm 2010 vốn điều lệ là 981 triệu đồng, tăng thêm 59 triệu đồng (tăng 6,40%) so với vốn điều lệ năm 2009.
2.2.1.3. Các loại quỹ
Năm 2008 vốn từ các quỹ là 498 triệu đồng, năm 2009 vốn các quỹ tăng thêm 65 triệu đồng (tăng 13,05%); đến năm 2010 vốn từ các quỹ đạt 639 triệu đồng tăng 141 triệu đồng (tăng 28,31%) so với vốn các quỹ năm 2008. Nguyên nhân là do Quỹ tín dụng phấn đấu hàng năm tăng lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch, qua đó phân chia các quỹ đúng quy định trên cơ sở tích lũy càng nhiều càng tốt.
2.2.1.4. Vốn vay các TCTD
Năm 2008 Quỹ tín dụng không vay từ các tổ chức tín dụng nhưng đến năm 2009 vốn vay các TCTD là 4.280 triệu đồng. Qua năm 2010 vốn vay các TCTD là 3.110 triệu đồng, giảm 1.170 triệu đồng (giảm 27,34%) so với năm 2009. Sở dĩ năm 2009 vốn vay các TCTD tăng đột biến là do năm 2009 chính phủ thực hiện chính sách kích cầu áp dụng mức lãi suất cho vay thấp để khuyến khích người dân sản
suất nên nhu cầu vốn vay tăng cao; nguồn vốn của Quỹ tín dụng không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải vay thêm từ các TCTD.
2.2.1.5. Vốn khác
Nguồn vốn khác của Quỹ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn vốn này cũng ít nhiều góp phần giúp ổn định nguồn vốn của Quỹ tín dụng. Vốn khác năm 2010 đạt 914 triệu đồng tăng 374 triệu đồng (tăng 69,26%) so với vốn khác năm 2009 và tăng đến 562 triệu đồng (tăng 159,65%) so với vốn khác năm 2008.