Biến áp đo lường:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN NGHỀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 79 - 83)

BÀI 3 : KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ

3.6 Biến áp đo lường:

3.6.1 Cấu tạo

Cũng giống như các loại máy biến áp khác, máy biến áp đo lường cũng được dùng để biến đổi chiều của dòng điện từ chiều này sang chiều khác với mục đích làm tăng hoặc giảm điệp áp của điện trong nguồn dây dẫn.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 80 Mục đích sử dụng của loại máy biến áp này là để có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thiết bị điện trong gia đình. Đồng thời, máy biến áp đo lường có cơng dụng vơ cùng quan trọng là để đo độ chính xác về số liệu của các thiết bị điện trong gia đình. Ngồi ra, Máy biến áp đo lường cũng có thể giúp đảm bảo độ an toàn, ổn định của hệ thống điện dân dụng trong gia đình.

Cấu tạo của máy biến áp đo lường

Hầu hết trong các máy biến áp nói chung và máy biến áp đo lường nói riêng có cấu tạo chính bao gồm 2 cuộn dây, đó là sơ cấp, thứ cấp; lõi thép và vỏ máy. Trong đó lõi của máy biến áp đo lường được cấu tạo từ nhiều lá sắt mỏng được ghép tỉ mỉ với nhau.

• Lõi thép của máy biến áp được tạo nên từ những miếng lá thép kỹ thuật tinh sảo, có trụ (có dây quấn) và gơng (được tạo nên từ các phần lõi thép nối với trụ).

• Dây quấn thường được làm từ đồng hoặc nhơm, xung quanh dây dẫn có bọc cách điện. Dây quấn gồm có 2 loại là cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp. Mỗi cuộn dây đảm nhiệm một chức vụ khác nhau. Cuộn sơ cấp làm nhiệm vụ nhận năng lượng từ nguồn điện đi vào, cuộn thứ cấp có nhiệm vụ là cung cấp và truyền điện năng đến nơi tiêu thụ. Hai cuộn dây này sẽ đi và đảm nhiệm những chức vụ riêng do đó thường cách điện với nhau.

• Vỏ máy biến áp được làm bằng thép chắc chắn. Tùy theo công suất của điện năng ở mỗi nơi sử dụng khác nhau mà người ta thiết kế ra những vỏ máy khác nhau. Vỏ máy thường đảm nhiệm chức năng bảo vệ máy biến áp, được cấu thành bởi thùng và lắp thùng.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 81 Lưu ý: Các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp thì số vịng dây quấn phải khác nhau, tùy thuộc vào từng mục đích và nhiệm vụ sử dụng mà có thể sử dụng các lõi dây quấn cho phù hợp.

3.6.2 Nguyên lý hoạt động

Máy biến áp đo lường dùng để ổn định điện áp từ những giá trị thấp hoặc cao xuống

định mức phù hợp giúp quá trình vận hành điện năng diễn ra hiệu quả. Máy biến áp đo lường cũng giống như các loại máy biến áp khác làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng. Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, mỗi cuộn dây có vịng dây khác nhau, được dùng để quấn lên lõi thép. Khi đặt dây cuốn sơ cấp vào trong hệ thống điện áp, trong cuộn dây sơ cấp sẽ xuất hiện dịng điện sinh ra từ thơng biến thiên. Từ thơng tiếp tục đi vịng qua hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng nên tạo ra sức điện động cảm ứng.

Nếu từ thơng đi qua cuộn thứ cấp, nó thường có xu hướng chống lại sự hoạt động của cuộn sơ cấp, khiến cho từ thông trong lõi thép giảm biên độ. Lúc này để bảo đảm sự cân bằng điện áp và từ thông không đổi, cuộn sơ cấp phải tăng lên một lượng thích hợp để bù làm lượng từ thông bị giảm do cuộn thứ cấp gây ra.

Điện năng thường đi từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây thứ cấp. Do đó, cần phải đảm bảo sự ổn định của cả hai cuộn dây giúp cho quá trình vận tải điện diễn ra thuận lợi.

Cơng dụng chính của máy biến áp đo lường dùng để biến đổi dịng điện hay chính là chuyển đổi hiệu điện thế cho phù hợp với các thiết bị điện dân dụng trong sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất. Ví dụ như với đường dây trung thế 10kV, khi được chuyển sang đường dây điện dẫn vào mạng điện trong gia đình thì yêu cầu bắt buộc là phải chuyển sang điện thế 220V để có thể phù hợp với các thiết bị điện trong gia đình.

Đối với các thiết bị sử dụng trong các nhà máy, cơ quan xí nghiệp, việc sử dụng các máy biến áp đo lường là để nhằm làm nâng cao hiệu điện thế. Từ đó giúp cho làm tăng hoạt động sản xuất, đồng thời làm giảm lượng điện trong quá trình truyền tải.

TĨM TẮT NỘI DUNG BÀI 3:

3.1. Nam châm điện.

3.2. Rơ le dòng điện, rơ le điện áp. 3.3. Rơ le nhiệt (Over Load OL). 3.4. Cầu chì.

3.5. Thiết bị chống dòng dò. 3.6. Biến áp đo lường.

CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 3:

Câu 1 Cầu dao chống giật hoạt động theo nguyên lý nào? A Bảo vệ quá dòng

B Bảo vệ quá tải

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 82 D Bảo vệ quá áp

Câu 2 Thiết bị bảo vệ của cầu dao chống giật gồm những bộ phận nào? A Cầu chì và tiếp điểm

B Mạch điện từ hình xuyến và rơle mở mạch C Biến dòng và rơle

D Biến áp và rơle

Câu 3 Cầu chì là thiết bị bảo vệ tự động cắt mạch khi…..? A Có quá tải

B Có quá tải hoặc ngắn mạch C Có ngắn mạch

D Có quá áp

Câu 4 Khi cầu chì làm việc, thì nguyên nhân nào làm đứt cầu chì? A Do lực điện động của dòng điện lớn

B Do nhiệt độ tăng cao là chảy dây chì C Do hồ quang làm cháy dây chì D Do lực điện từ lớn làm đứt dây chì

Câu 5 Hình nào dưới đây khơng phải là ký hiệu của cầu chì trong bản vẽ điện?

A B C D

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN NGHỀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 79 - 83)