Phân tích lực hút của cuộn dây nam châm điện đối với vật liệu sắt từ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN NGHỀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 52 - 53)

Khi có dịng điện đi vào, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường, vật liệu sắt từ đặt torng từ trường đó sẽ bị từ hóa và có cực tính.

Từ thông xuyên qua vật liệu sắt từ theo đường kép kín. Theo quy định, chổ từ thơng đi ra ở vật liệu sắt từ gọi là cực bắc (N), chỗ từ thông đi vào gọi là cực nam (S).

Từ hình 1.2 ta thấy cực tính vật liệu sắt từ khác dấu cực tính của cuộn dây nên vật liệu sắt từ bị hút bởi lực điện từ F. Nếu đổi chiều dịng điện thì vật liệu sắt từ sau khi từ hóa vẫn có cực tính trái dấu với cực tính cuộn dây, do đó vật liệu sắt từ vẫn bị hút về phía cuộn dây. Vì vậy khi lõi từ mang cuộn dây có dịng điện , từ trường sẽ làm nắp bị từ hóa và hút nắp về phía lõi

Ứng dụng

a) Nam châm điện nâng hạ:

Thường được dùng nhiều trong các cần trục, đặc biệt là trong các nhà máy chế tạo cơ khí và luyện kim.

b) Nam châm điện phanh hãm:

Thường được dùng để hãm các bộ phận chuyển động của cần trục, trục chính các máy cơng cụ, ... Có nhiều kết cấu thiết bị hãm, nhưng thông dụng hơn cả là nam châm điện hãm kiểu guốc phanh, kiểu băng, kiểu đĩa. Thường có hai loại:

- Nam châm điện hãm có hành trình dài: Phần ứng (lõi thép động) của nam châm được nối với cần của hệ thống hãm.

- Nam châm điện hãm có hành trình ngắn.

c) Bộ ly hợp điện từ:

Thường dùng nam châm điện dòng điện một chiều kết hợp với các đĩa ma sát để làm nhiệm vụ truyền chuyển động qauy (bộ ly hợp) hoặc để phanh hãm (dừng chính xác) trong các bộ phận chuyển động của máy công cụ.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 53 Bộ ly hợp điện từ được sử dụng nhiều trong những năm gần đây để tự động hóa quá trình điều khiển chạy và dùng q trình cơ khí trong các máy cắt và gọt, trong ơ tô ... mà vẫn chỉ dùng một động cơ điện kéo.

3.2 Rơle dòng điện, role điện áp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN NGHỀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 52 - 53)