Rơle nhiệt 3 pha bảo vệ động cơ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN NGHỀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 67 - 70)

1. Tấm kim loại kép bù nhiệt ; 2. tiếp điểm tĩnh thường mở NO ; 3. đầu nối dây tiếp điểm thường mở NO ; 4. Đầu nối chung ; 5. Đầu nối dây tiếp điểm thường đóng NC ; 6. Núm điều chỉnh dòng tác động ; 7. Núm phục hồi ; 8. Tiếp điểm thường đóng NC ; 9. Tiếp điểm tĩnh ; 10. Đầu nối dây phía nguồn ;11. đầu nối dây phía tải ; 12. dây nối điện trở nhiệt (phàn tử đốt nóng) ; 13. Tấm kim loại kép ; 14. Thanh cắt.

Thông thường mõi rơle nhiệt có một tấm kim loại kép, một phần tử dây điện trở đốt nóng, một hệ thống tiếp điểm, và một vít hoặc núm vặn, núm gạt để điều chỉnh dòng tác động của rơle. Riêng rơle nhiệt lắp kèm trong atto mat và khởi động từ thì có hai hoặc ba tấm kim loại kép. Mỗi tấm được nối trong một pha mạch điện. Cấu tạo rơle này như hình 9. Trong đó, tấm kim loại kép 13 được đốt nóng gián tiếp nhờ dây điện trở gia nhiệt 12 quấn ngoài tấm kim loại kép và được cách điện giữa chúng với nhau bằng lớp vật liệu cách điện,

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 68

chịu nhiệt cao như micanit. Khi dòng động cơ qua rơle nhiệt bằng định mức, rơle khơng tác động. Nếu động cơ bị q tải, dịng qua dây điện trở tăng lên, tấm kim loại kép nóng dần lên và đầu tự do của nó co ng về phía trái, sau một thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ quá tải nhẹ hay nặng, tấm kim loại kép thực hiện đóng (hoặc mở) tiếp điểm, dẫn đến ngắt điện cho động cơ qua mạch điện điều khiển, đảm bảo an toàn cho động cơ. Sau khi ngắt động cơ, tiếp điểm rơle không tự trở về trạng thái ban đầu. Để trở về trạng thái ban đầu, phải ấn nút phục hồi.

Hình 3.13 : Cấu tạo rơle nhiệt kim loại kép kiểu ‘đồng tiền’

1. Cọc nối điện ; 2. tiếp điểm tĩnh ; 3. Vỏ ; 4. Tấm kim loại kép ; tiếp điển động ; 5. Dây điện trở nung nóng ; 6. Vít điều chỉnh ;7. Đầu nối điện ra ; 8. Nắp dây.

Hình 3.13b trình bày rơle nhiệt kiểu đồng tiền. Trong đó tấm kim loại kép 4 có dạng hình trịn và lõm về một phía. Tấm kim loại kép được đốt nóng kiểu hỗn hợp. Khi có dịng q tải qua rơle hoặc nhiệt độ nắp 8 tăng cao, tấm kim loại kép sẽ bị uốn cong và bật phía lõm về hướng ngược lại làm ngắt tiếp điểm 1- 2. Rơle này hay được sử dụng để bảo vệ động cơ một pha và đặt rơle áp sát nắp 8 vào vỏ động cơ (ví dụ động cơ máy nén của các máy đi ều hịa khơng khí). Loại rơle này tự phục hồi khi nhiệt độ giảm.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 69 Hình 3.14: Rơle nhiệt kiểu kín (đặt bên trong động cơ)

Hình 3.14 là loại rơle nhiệt kim loại kép kiểu kín, thường được đặt sát vào phần đầu nối dây quấn stator động cơ điện để bảo vệ động cơ . Tín hiệu vào làm rơle tác động là trị số dòng quá tải hoặc nhiệt độ cao của dây quấn động cơ. Rơle tự phục hồi.

Hình 3.15: Hộp rơle điều chỉnh nhiệt độ và rơle bảo vệ kiểm kim loại kép dạng đũa (thanh).

1. đầu vít nối dây điện vào ; 2. Vỏ hộp nhựa chịu nhiệt ; 3. Lỗ phục hồi rơle bảo vệ ; 4. Núm đầu vặn điều chỉnh nhiệt độ ; 5. thanh đo nhiệt độ (ống đồng bên trong có thanh thép) ; 6. Đầu giắc cắm cấp điện vào thanh gia nhiệt ; 7. Đế nhơm đúc.

Hình 3.15 mơ tả rơle nhiệt kim loại kép kiểu thanh. Đầu đo nhiệt độ là ống đồng 5, trong có lõi thép. Đầu cuối tự do của ống đồng và lõi thép được hàn với nhau. Đầu còn lại của ống đồng nối chặt với đế rơle làm bằng nhôm 7. Đầu thứ hai của lõi thép nối với cơ cấu tác động tiếp điểm động. Khi nhiệt độ đầu đo nhiệt tăng lên, ống đồng giãn dài ra, làm đầu thứ hai của lõi thép dịch chuyển làm ngắt tiếp điểm trong hộp rơle. Rơle đã tác động. Khi nhiệt độ giảm, quá trình xảy ra ngược lại và rơle tự phục hồi về trạng thái ban đầu.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 70

Do vậy rơle thích hợp dùng để tự động duy trì nhiệt độ (tủ sấy, bình nước nóng…). Ngồi ra trong rơle cịn có một tấm kim loại kép dạng tròn, tác động không tự phục hồi bảo vệ tránh cho tủ sấy bị q nhiệt hoặc bình nước nóng bị cạn nước, gây nguy hiểm.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KHÍ CỤ ĐIỆN NGHỀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)